Cây thìa canh có tác dụng gì? Cách sử dụng như thế nào là những thông tin nhiều bạn đọc quan tâm, khi tìm hiểu về loại cây được xem như thảo dược trị bệnh này.
- Thịt ếch có tác dụng gì? Ăn thịt ếch nhiều có tốt không?
- Hé lộ bí mật gan ngỗng có tác dụng gì đối với sức khoẻ?
Từ xưa, ông bà ta đã biết sử dụng những loại thảo dược quý trong tự nhiên để chế biến thành những bài thuốc có tác dụng chữa bệnh, trong đó có cả cây thìa canh, một loại cây được tìm thấy nhiều ở nước ta nhưng rất ít người biết đến.
Vậy trên thực tế cây thìa canh có tác dụng gì? Cách sử dụng như thế nào? Có cần lưu ý gì hay không? Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây để biết thêm thông tin hữu ích về cây thìa canh nhé!
Thông tin về cây thìa canh
Phân bố
Cây thìa canh có tác dụng gì? Để hiểu rõ hơn về cây thìa canh, chúng ta cùng tìm hiểu về thông tin của loại cây này để dễ dàng phân biệt với những loại cây có hình dạng tương tự.
Cây thìa canh có nguồn gốc ở Ấn Độ, sinh trưởng trong những cánh rừng nhiệt đới, tập trung nhiều nhất ở thung lũng Paltacot thuộc miền Trung Nam Ấn Độ.
Ở nước ta, cây thìa canh được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền Bắc như Ninh Bình, Thanh Hoá, Hải Phòng... Bên cạnh đó, cây thìa canh hiện nay được trồng với quy mô lớn ở hai tỉnh là Thái Nguyên và Nam Định.
Ngoài tên gọi cây thìa canh, tùy theo khu vực, người ta còn gọi với tên khác như lừa ty rừng, lõa ti rừng, dây muôi và có tên khoa học là Gymnema sylvestre thuộc chi Gymnema họ Apocynaceae.
Cây thìa canh còn được gọi là dây thìa canh do khi phát triển, loại cây này có dạng dây leo mọc dài và quả của chúng khi chín rơi xuống giống chiếc thìa nên có tên gọi như vậy.
Đặc điểm hình thái
Về đặc điểm hình thái, cây thìa canh hình thành theo dạng dây leo với chiều cao khoảng từ 7 – 10m, thân dài khoảng 9 – 12cm, có đường kính 3mm. Phần lá của cây rộng từ 3 – 5 cm, hình bầu dục và nhọn dần về phía đầu.
Cây thường đâm hoa kết trái vào độ tháng 7- 8. Khi nở hoa, có màu vàng xếp thành từng tán tập trung ở nách lá, phần đài hoa có lông mịn.
Phần quả đại có hình dẹt, dài 6cm, khi chín phần quả sẽ tách đôi như chiếc thìa.
Hiện nay, người ta tìm thấy 2 loại cây thìa canh là cây thìa canh lá to và cây thìa canh lá nhỏ.
Đối với cây thìa canh lá nhỏ nhựa của chúng có màu trắng hơi ngả vàng. Nếu chúng ta nếm phải có thể gây mất vị ngọt trong một thời gian nhất định.
Dây thìa canh lá to có nhựa màu vàng đậm, thời gian gây mất vị ngọt sẽ kéo dài hơn so với cây thìa canh lá nhỏ.
Tác dụng của cây thìa canh theo đông y
Theo đông y, cây thìa canh có tính hàn vào kinh phế, tỳ thận, vị đắng. Bột thìa canh có mùi xanh nhẹ, hơi ngả xanh.
Cây thìa canh chữa bệnh tê bì, tiểu khát, tiêu thũng, chứng phong thấp... đã được biết đến và sử dụng từ rất lâu. Không những vậy, cây thuốc này được đưa vào danh sách những loại thuốc quý trong sách thuốc dân tộc.
>>> Xem thêm:
- Cây chè dây có tác dụng gì với sức khỏe?
Tác dụng chữa bệnh của cây thìa canh theo tây y
Theo y khoa hiện đại, cây thìa canh đã được nghiên cứu và chứng minh trong thành phần của cây có những hoạt chất có lợi cho sức khỏe con người.
Hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường
Điển hình như chất Acid gymnemic có trong cây thìa canh, giúp kích thích quá trình sản sinh tế bào beta ở tuyến tụy, tăng cường insulin để cân bằng đường huyết.
Đồng thời, chất này còn có khả năng ức chế việc cơ thể hấp thụ đường ở đường ruột để hạn chế nồng độ đường tăng cao trong máu. Vì thế, cây thìa canh trị tiểu đường được xem là cách khá hiệu quả và an toàn.
Không chỉ có chất Acid gymnemic, trong cây thìa canh còn chứa nhiều chất peptide Gumarin, giúp người bệnh hạn chế việc hấp thụ đường glucose.
Nhờ vào việc nhai lá thìa canh do chất Gumarin sẽ tác động đến vùng dưới đồi, khiến người ăn sẽ bị mất cảm giác của vị ngọt và đắng trong khoảng vài giờ.
Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Dây thìa canh giảm cân là một biện pháp có độ an toàn cao, được chị em truyền tai nhau để giữ vóc dáng thon gọn.
Nhờ vào chất GS4 có trong lá thìa canh, có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu và cả chất béo trung tính trong cơ thể,
Theo một số nghiên cứu cho kết quả rằng, việc chỉ sử dụng mỗi thành phần là GS4 sẽ giúp quá trình giảm cân hiệu quả và rút ngắn thời gian hơn.
Hiện nay, GS4 chiết xuất dạng viên chỉ nên dùng ở mức 200mg – 600mg mỗi ngày. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên nhờ chuyên gia tư vấn để đảm bảo an toàn.
Cách đơn giản nhất, bạn có thể dùng cây thìa canh khô khoảng 40 – 50gr để nấu chung với 1 lít nước, đợi nước sôi hơi sắc lại thì tắt bếp, dùng nước này uống mỗi ngày để hỗ trợ giảm cân.
Không những vậy, theo các chuyên gia cho biết, nhờ vào dịch tiết của cây thìa canh giúp loại bỏ những chất có hại trong cơ thể như insulin, LDH, giảm đường glucose, apolipoprotein B... giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Loại bỏ cholesterol xấu trong cơ thể
Cholesterol là một trong những tác nhân gây ra vấn đề về sức khoẻ như tim mạch, huyết áp cao, béo phì, máu nhiễm mỡ, tai biến mạch máu não.
Không những vậy, khi mắc những bệnh lý này nếu không có chế độ ăn uống phù hợp thì sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng và tử vong.
Theo các nghiên cứu, trong cây thìa canh có chứa thành phần Gymnemic giúp thúc đẩy cơ thể bài tiết cholesterol, triglyceride và LDL-c, đồng thời chuyển hoá lipid hiệu quả để loại bỏ đáng kể lượng mỡ thừa trong cơ thể.
Ngăn ngừa xơ vữa động mạch
Cây thìa canh có tác dụng gì? Hay cây thìa canh chữa bệnh gì có lẽ là thắc mắc của nhiều người.
Một trong những công dụng tuyệt vời của cây thìa canh trong việc chữa bệnh không chỉ là hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường mà còn giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Nhờ vào khả năng giúp chuyển hóa lipid và đào thải chúng ra khỏi cơ thể qua đường bài tiết.
Bên cạnh đó, cây thìa canh còn có tác dụng nổi bật như:
- Chống độc khi bị rắn cắn.
- Hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn.
- Cải thiện triệu chứng đau nhức xương khớp và cảm giác tê liệt chân tay.
- Cải thiện tình trạng bị viêm mạch máu.
- Làm mất vị đắng của thuốc trong một thời gian nhất định.
Cách sử dụng cây thìa canh
Cây thìa canh chữa bệnh tiểu đường
Bạn chuẩn bị khoảng 1 – 6gr thìa canh dạng khô, đem rửa sạch với nước rồi đun chung với 1 lít nước lọc. Khi nước sôi thì vặn lửa nhỏ để thêm một lát nữa rồi tắt bếp.
Nước thìa canh nên uống sau khi ăn khoảng 15 – 20 phút để giúp hạ đường huyết hiệu quả và nên dùng hằng ngày.
Cây thìa canh dạng bột chữa bệnh tiểu đường
Dây thìa canh mua về đem phơi khô rồi bào chế thành dạng bột. Mỗi ngày, bạn dùng 1 thìa bột thìa canh pha với nước ấm để uống.
Một cách khác, bạn dùng 20gr bột thìa canh cho vào túi lọc rồi tráng qua nước sôi cho sạch. Tiếp đến cho khoảng 1 lít nước sôi vào đợi khoảng 15 phút rồi lấy nước uống mỗi ngày.
Đối với thuốc dạng bột hay dạng lá khô nên bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ẩm mốc. Nếu có dấu hiệu bất thường thì không nên sử dụng để đảm bảo sức khỏe.
Lưu ý khi dùng cây thìa canh
- Đối với những người không chuyên, không nên tự ý thu hái dây thìa canh vì loại cây này rất dễ gây nhầm lẫn với những cây có hình dáng tương tự.
- Nên chọn mua dây thìa canh ở nơi uy tín, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ.
- Khi sử dụng, nếu có dấu hiệu bất thường, nên ngưng dùng và hỏi ý kiến thầy thuốc. Nhất là người có cơ địa nhạy cảm, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Nước thìa canh khi nấu thuốc nên dùng ngay. Hạn chế để qua đêm mới dùng hết.
- Nên sử dụng dây thìa canh sau bữa ăn 20 phút để giúp ổn định lượng đường trong máu.
- Phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, trẻ nhỏ dưới 16 tuổi, người bị tiêu chảy và các vấn để sức khoẻ khác không nên tự ý sử dụng mà không tham khảo ý kiến chuyên gia.
Cây thìa canh có tác dụng gì? Hy vọng thông qua bài viết này, đã giúp bạn tìm hiểu thêm về những công dụng tuyệt vời mà cây thìa canh đem lại. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, tùy theo thể trạng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đem lại hiệu quả tốt nhất.