Một nghiên cứu cho thấy nếu để trẻ em tiếp xúc nhiều với phthalate có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Phụ huynh cần đặc biệt chú ý để bảo vệ sức khỏe cho con.
- Bé 6 tuổi tức ngực đi khám hậu Covid-19, một ngày sau tình hình trở nặng nguy kịch phải chạy ECMO
- Hậu COVID-19 ở trẻ em: Các bậc phụ huynh cần chú ý gì về chế độ dinh dưỡng cho con?
Theo một nghiên cứu cho biết, nếu để trẻ em tiếp xúc với chất phthalat sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
Phthalate là chất hóa học được thêm vào trong quá trình sản xuất nhựa dẻo, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, và là một chất gây rối loạn hormone. Do đặc tính làm mềm, nó thường được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm nhựa và cao su. Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia (NCBI) ở Hoa Kỳ, phthalate thường được phát hiện trong các viên tròn (một viên thuốc cứng, hình tròn, có lớp phủ mịn bên trên, tan trong ruột không phải dạ dày).
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Ung thư Đại học Vermont (Hoa Kỳ) đã tiến hành một nghiên cứu để xác định sức ảnh của việc tiếp xúc phthalate đối với sự phát triển bệnh ung thư ở trẻ em trong gian đoạn mang thai đến năm 19 tuổi. Cơ quan Đăng bộ Sinh sản Đan Mạch và Cơ quan Đăng bộ Ung thư Quốc gia phối hợp trong việc cung cấp hồ sơ khai sinh, kê đơn thuốc và chẩn đoán ung thư của các đối tượng nghiên cứu. Theo kết quả theo dõi dài hạn 130.000 trẻ em sinh ra ở Đan Mạch từ năm 1997 đến năm 2017, dữ liệu thu được gồm có tổng cộng 2.027 trẻ em được xác nhận mắc bệnh ung thư.
Để ước tính mức độ phơi nhiễm phthalate đối với các bệnh nhi trong giai đoạn trước khi sinh và cho đến năm 19 tuổi, các nhà nghiên cứu đã xem xét "các loại thuốc được kê đơn trong thời kỳ mang thai" và "các loại thuốc được kê cho trẻ đến năm 19 tuổi". Mặc dù trẻ có thể tiếp xúc với chất phthalate qua đồ nhựa trong sinh hoạt hàng ngày, nhưng nghiên cứu này đã loại trừ tất cả các nguồn tiếp xúc với phthalate, chỉ còn mục thuốc được kê đơn. Thomas Erhan, trợ lý giáo sư Dược tại Đại học Vermont, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Tiếp xúc với phthalate thông qua thuốc được kê đơn phổ biến hơn".
Nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc với phthalate trong giai đoạn trước 19 tuổi làm tăng 20% nguy cơ mắc bệnh ung thư ở trẻ. Trong đó, tỷ lệ gây ung thu xương cao gấp ba lần, ung thư hạch (một bệnh ung thư máu) cao gấp hai.
Ông Francis Carr cho biết: “Phthalate được phân loại là chất gây rối loạn nội tiết vì chúng phá vỡ hệ thống nội tiết tố và ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Các chuyên gia cần phải nghiên cứu thêm để xác định chính xác cơ chế mà phthalate làm tăng nguy cơ mắc bệnh u xương và ung thư hạch để tìm ra cách phòng ".