Cách ngồi dậy sau sinh mổ và những lưu ý mà mẹ bầu cần biết!

Sức khỏe 21/10/2022 10:15

Sau khi sinh mổ, việc hồi phục với những sản phụ sinh mổ sẽ lâu hơn và khó khăn hơn so với mẹ sinh thường. Đơn giản là việc ngồi dậy và tập đi lại sau sinh cũng rất vất vả. Vậy cách ngồi dậy sau sinh mổ thế nào cho đúng, và mẹ bầu cần lưu ý gì? Hãy cùng tìm hiểu ở ngay bài viết dưới đây nhé!

Những lưu ý sau sinh mổ

Sau cơn vượt cạn đầy mệt mỏi và đau đớn thì những chị em phải sinh mổ thường cảm thấy vừa mệt mỏi, vừa đau đớn do vết mổ gây ra. Đặc biệt là khi thuốc tê hết tác dụng, chị em sẽ cảm nhận được những cơn đau nhiều ở vùng bụng, nhất là ở vị trí vết mổ. Sản phụ lúc này cần được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng và được chăm sóc sức khỏe thật tốt để nhanh chóng phục hồi. 

Trong quá trình sau sinh mổ, sản phụ cần lưu ý những điều dưới đây để quá trình hồi phục được nhanh hơn:

- Tập hít thở thật đều: Những bài tập thở giúp sản phụ duy trì được hô hấp đều đặn, giảm bớt tình trạng đau đớn và khó chịu do vết mổ gây ra. Bạn nên tập thở theo cách hít sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng, lặp lại trong khoảng 5-10 lần để lấy không khí sạch vào phổi.

- Tư thế nằm đúng: Tư thế nằm tốt nhất cho sản phụ sau sinh mổ là nằm nghiêng sang một bên và kê một chiếc gối dày ở phía sau lưng để vết thương không bị giãn và nhanh liền hơn. Bên cạnh đó, khi ho, hắt hơi hoặc đi vệ sinh thì sản phụ cũng nên dùng tay hoặc một chiếc gối để kê nhẹ vào vùng bụng.

cach-ngoi-day-sau-sinh-mo-1
Sản phụ nên nằm nghiêng để vết thương mau lành hơn!

- Vận động sau sinh mổ: Sau khi sinh mổ, trong ngày đầu tiên thì sản phụ nên tự xoay trở người tại giường, co duỗi chân tay và có thể ngồi dậy trên giường một cách nhẹ nhàng. Sang ngày thứ 2 thì sản phụ có thể ngồi dậy và đi lại nhẹ nhàng trong phòng, nên có người dìu để đi lại dễ hơn. Ngày thứ 3 thì sản phụ nên đi lại với quãng thời gian xa hơn, và từ ngày thứ 4 trở đi thì sản phụ có thể ăn uống và đi lại, vận động một cách nhẹ nhàng. Chỉ cần chú ý khi vận động không nên thực hiện mạnh để tránh ảnh hưởng tới vết mổ.

Cách ngồi dậy sau sinh mổ đúng, khoa học

Khi ở bệnh viện, chiếc giường bệnh có thiết kế đặc thù nên sản phụ có thể dễ dàng ngồi dậy hơn với những nút bấm tăng hoặc hạ độ cao hay những thanh vịn. Tuy nhiên, khi trở về nhà thì mọi việc không dễ dàng như vậy, lúc đó bạn cần biết cách ngồi dậy sau sinh mổ sao cho đúng thì mới tránh được cảm giác khó chịu, đau đớn, đồng thời không gây ảnh hưởng tới quá trình lành của vết thương.

cach-ngoi-day-sau-sinh-mo-2
Ngồi dậy sau sinh đúng cách giúp bạn đỡ đau, vết thương không bị ảnh hưởng!

Cách ngồi dậy sau sinh mổ đúng đó là: Khi đang ở tư thế nằm, bạn đừng vội ngồi dậy một cách đột ngột như thông thường mà nên chậm rãi làm từng bước một, các động tác nên được thực hiện một cách nhẹ nhàng, từ tốn, không được vội vã và gấp gáp:

- Trước hết, bạn cần phải nằm ở tư thế nằm nghiêng, một chân co một chân duỗi, tay phía trên thả lỏng hoặc giữ nhẹ phần bụng có vết thương.

- Trong khi đó, tay phía dưới đặt sát mặt giường sao cho khuỷu tay tiếp xúc với giường tạo nên một tư thế chắc chắn. Sau đó dùng khuỷu tay dưới từ từ đẩy cơ thể lên chậm rãi thành tư thế ngồi.

- Vừa ngồi dậy vừa kiểm soát vùng ngực với những hơi thở sâu và đều đặn. Khi ngồi thẳng dậy thì nên ngồi ổn định và chắc chắn, hít ra thở vào đều đặn rồi mới nên đứng dậy và di chuyển.

cach-ngoi-day-sau-sinh-mo-3
Hướng dẫn ngồi dậy sau sinh mổ đúng cách cho sản phụ!

Khi áp dụng cách ngồi dậy sau sinh mổ đúng cách và khoa học như trên thì vết mổ khi sinh của chị em sẽ mau chóng lành hơn đấy.

Các bài tập sau sinh mổ giúp nhanh phục hồi

Các mẹ sau sinh mổ không những cần chú ý để mỗi lần ngồi dậy, đứng lên, đi lại sao cho không ảnh hưởng tới vết mổ mà còn nên tập luyện một số bài tập để rèn luyện cơ bụng và sức khỏe:

1. Hít thở sâu

Bài tập hít thở giúp phổi được làm sạch, oxy đi vào căng tràn trong khoang phổi giúp các tế bào được tiếp nhận oxy một cách dồi dào và mạnh mẽ. Quá trình hít vào và thở ra cũng là cách tập luyện cho cơ bụng, giúp cho sản phụ giảm dần cơn đau.

Cách thực hiện:

- Bạn nằm hoặc ngồi trên giường, hai đầu gối gập lại, hai bàn chân đặt trên mặt giường.

- Sau đó, bạn bắt đầu hít thở thật sâu và thở ra từ từ, khi hít vào bạn căng phồng bụng ra, khi thở ra bạn hóp bụng lại.

- Thực hiện lặp lại như thế khoảng 4-5 lần mỗi lần tập và mỗi ngày nên tập từ 2-3 lần bài tập này để nhanh chóng thu được hiệu quả.

cach-ngoi-day-sau-sinh-mo-4
Bài tập hít thở giúp điều hòa cơ thể, làm sạch phổi!

2. Bài tập nghiêng xương chậu

Bài tập nghiêng xương chậu sẽ giúp giảm đau lưng, tăng cường cơ bụng, giúp lưu thông khí huyết và giúp hồi phục sức khỏe vùng chậu cho chị em.

Cách thực hiện như sau:

- Bạn nằm ngửa, gập đầu gối lên, một tay đặt vào vùng xương mu (phần dưới của bụng) và tay còn lại đặt phía dưới xương sườn.

- Tiếp đó, khi thở ra thì bạn từ từ gập người và siết chặt cơ bụng, sép sát cơ bụng.

- Bạn nên giữ tư thế siết cơ bụng này trong khoảng 5-10 giây và hít thở đều đặn. Lặp lại động tác này từ 5-10 lần mỗi ngày.

3. Bài tập cơ sàn chậu

Cơ sàn chậu hỗ trợ cho chức năng của các cơ quan như bàng quang, ruột, tử cung, niệu đạo, âm đạo hoạt động bình thường. Khi mang thai, tử cung tăng kích thước gấp nhiều lần, phụ nữ thay đổi nội tiết tố và cân nặng tăng lên làm yếu đi các cơ sàn chậu và gây ra các rắc rối như: rò rỉ nước tiểu, rối loạn đường ruột, rối loạn chức năng tình dục,… Vì vậy, sau khi sinh thường hay sinh mổ thì mẹ cũng nên thực hiện các bài tập cơ sàn chậu để phục hồi các cơ này, đảm bảo hiệu quả hoạt động của chúng.

cach-ngoi-day-sau-sinh-mo-5
Bài tập cơ sàn chậu hữu ích cho mẹ sau sinh!

Cách thực hiện:

- Bạn ngồi trên giường hoặc trên ghế hay trên bồn vệ sinh, đảm bảo hai chân có thể để thoải mái dưới sàn, hai chân dang rộng như hình.

- Tiếp theo, cúi gập người về phía trước và đặt hai khuỷu tay lên trên 2 đầu gối.

- Kế đến, thít cơ đường tiết niệu và âm đạo giống như muốn nín đi tiểu, gữ tư thế thít cơ như thế này lâu nhất có thể rồi trở về tư thế bình thường. Thời gian nghỉ bằng thời gian co thít cơ.

- Thực hiện lặp lại, tăng dần thời gian co cơ và thực hiện tốt nhất khoảng 10-15 lần hoặc tới khi mỏi cơ.

Một số lưu ý để chăm sóc sản phụ sau sinh mổ

Ngoài những vấn đề trên thì phụ nữ sau khi sinh mổ cũng không nên nằm quá nhiều hoặc ngồi quá nhiều. Nhiều mẹ biết rằng nằm nhiều không tốt sẽ dễ gây ứ dịch tử cung và cho rằng nên ngồi nhiều hơn, tuy nhiên, ngồi nhiều quá cũng không tốt, mà mẹ hãy luân phiên thay đổi việc nằm, ngồi, đứng và đi lại nhẹ nhàng. Sự vận động như vậy sẽ giúp các sản phụ sinh mổ nhanh phục hồi hơn và giảm bớt tình trạng trì trệ do nằm nhiều, ngồi nhiều gây ra.

cach-ngoi-day-sau-sinh-mo-6
Sau sinh mổ không nên ăn các thực phẩm làm chậm liền sẹo như rau muống!

Chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng với phụ nữ mới sinh mổ. Người nhà, gia đình hay người chăm sóc sản phụ cần lưu ý để biết sản phụ sinh mổ không nên ăn gì, nên ăn gì, uống gì cho mau hồi phục. Chú ý nên tránh ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên xào, nướng cháy, các loại thực phẩm có tính hàn như dưa hấu, lê, bắp cải, củ cải, các thức ăn dễ lên men hay các thực phẩm không tốt cho quá trình liền sẹo như rau muống, thịt gà, đồ nếp.

Trên đây là tất tần tật những cách ngồi dậy sau sinh mổ đúng, khoa học và một số bài tập luyện để phục hồi các vùng cơ, bụng sau sinh hiệu quả cho sản phụ sau sinh mổ. Hy vọng với những thông tin mới được chia sẻ trên đây, sẽ giúp cho quá trình hồi phục sau sinh của sản phụ được diễn ra nhẹ nhàng và nhanh lành hơn nhé! 

Cách làm cá nục hấp cuốn bánh tráng độc lạ, chuẩn ngon cho bữa ăn cuối tuần!

Cá nục hấp cuốn bánh tráng - món ngon với sự kết hợp độc lạ của các nguyên liệu tươi ngon, vừa healthy lại bắt vị, đảm bảo ăn một lần là ghiền ngay nhé!

TIN MỚI NHẤT