Dâu tằm có vị ngọt, chua nhẹ, tính bình, rất tốt cho sức khỏe con người. Bài viết sau sẽ giới thiệu đến bạn những tác dụng của rượu dâu tằm khiến bạn bất ngờ.
- Mùa dâu tằm chín rộ, tranh thủ làm siro dâu tằm để giải nhiệt mùa hè nào!
- Hướng dẫn cách làm vòng dâu tằm cho bé yêu
Nội dung bài viết
Hiện nay, dâu tằm được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y trị bệnh. Ngoài ra, rượu dâu tằm từ lâu cũng được biết đến là một loại thức uống tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, số người hiểu rõ tác dụng của rượu dâu tằm không phải nhiều.
Tìm hiểu về dâu tằm
Dâu tằm vừa là loại quả có vị ngọt, ngon vừa là một phương thuốc trị bệnh. Tên tiếng anh của dâu tằm là mulberry. Dâu tằm chín thường có màu tím sẫm, nhìn xa giống màu đen. Khi chưa chín, quả có vị chua. Tại Việt Nam, dâu tằm có thể được dùng để làm rượu dâu tằm, sữa chua dâu tằm, sinh tố dâu tằm hoặc kem dâu tằm, kích thích vị giác và được nhiều người yêu thích.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại dâu tằm được nhập về từ Trung Quốc, giá cực rẻ vì chúng đã được ủ thuốc bảo quản. Bạn có thể nhận biết được khi nhìn vào đầu cuống, dâu tằm Trung Quốc sẽ có cuống xanh nguyên. Do đó, hãy tránh xa những loại dâu tằm này, thay vào đó là chọn những dâu tằm có cuống đã ngả vàng.
Nguyên liệu để ngâm dâu tằm
- Bạn hãy chuẩn bị 2,5kg dâu tằm.
- Nên mua dâu tằm vào đúng mùa vụ của nó để ngâm rượu, vừa có giá rẻ vừa tránh được các loại hóa chất bảo quản và có nguồn gốc rõ ràng.
- Hãy chọn những loại dâu tằm chín tới để ngâm thay vì quả xanh hoặc quá chín.
Cách ngâm dâu tằm đúng chuẩn
Ngâm dâu tằm cũng tương tự việc bạn làm mứt dâu tằm. Chỉ khác ở chỗ là bạn cần thêm rượu sau khi đã xong công đoạn làm mứt.
- Trước khi cho đường và dâu tằm vào hũ thủy tinh lớn, bạn cần đảm bảo dâu tằm và bình thủy tinh đã được rửa sạch, ráo nước.
- Cho dâu tằm và đường vào hũ thủy tinh theo thứ tự, cứ 1 lớp dâu lại 1 lớp đường phủ lên. Hãy chú ý chia lượng đường cẩn thận, vừa phải để đảm bảo nguyên tắc lớp dưới cùng là dâu tằm còn lớp trên cùng sẽ là đường.
- Đậy kín hũ thủy tinh trong vòng ít nhất 1 tháng. Lúc này, chúng ta đã có món mứt dâu tằm, hay còn gọi là siro dâu tằm, pha thêm chút nước sôi để nguội, chút đá là có thể có một thức uống giải khát cực đã cho ngày hè.
- Sau đó, bạn hãy cho thêm rượu vào hũ dâu tằm. Tùy theo số người uống, bạn có thể thêm nhiều hoặc ít. Tiếp tục ngâm trong khoảng 1 tháng nữa. Cuối cùng, lọc bã dâu tằm ra, lấy rượu để uống.
Qua đây, bạn cũng đã nắm rõ được ngâm rượu dâu tằm bao lâu rồi chứ.
Tác dụng của rượu dâu tằm
Là thức uống rất ngon miệng, giúp giải khát mùa hè nếu thêm vài viên đá. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết dâu tằm ngâm đường phèn có tác dụng gì?
- Rượu dâu tằm có lợi cho xương khớp, ngũ tạng, lưu thông khí huyết, dưỡng huyết, bổ can thận, tiêu khát.
- Rượu dâu tằm giúp tóc đen lại, điều trị chứng tóc bạc sớm.
- Hỗ trợ tiêu hóa, điều trị táo bón, tăng sức đề kháng, chữa trị bệnh viêm khớp dạng thấp.
- Trị chứng mất ngủ, thiếu máu, nhức đầu kinh niên.
- Trị mất ngủ, ù tai thường xảy ra ở người lớn.
- Điều trị chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ em.
- Ngăn ngừa nguy cơ cảm cúm, mắc bệnh tiểu đường, ung thư,...
- Với chị em phụ nữ, rượu dâu tằm giúp da dẻ hồng hào, giảm quá trình lão hóa, lưu thông máu huyết, kinh nguyệt đều, tóc đen, và thậm chí là chữa được cả chứng lãnh cảm. Nếu sử dụng lâu dài, nhu cầu sinh dục tăng lên do hệ nội tiết được cải thiện tích cực.
- Với nam giới, rượu dâu tằm giúp tăng cường khả năng sinh lý, tráng dương, bổ thận,...
Những điều cần lưu ý khi sử dụng rượu dâu tằm
Rượu dâu tằm có vị ngọt, dễ uống nên được nhiều người lựa chọn làm thức uống. Thậm chí là uống cho đến say và không thể kiềm chế bản thân mình. Việc say rượu hay ngộ độc rượu đều không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là gan.
Dâu tằm có tính hàn, do đó bạn không nên sử dụng nó để chữa trị các bệnh ỉa chảy, sôi bụng,...Tốt nhất, muốn phát huy tác dụng của rượu dâu tằm đồng thời đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ Đông y.
Ngoài ra, dâu tằm còn có chứa chất tanin có hại. Bởi vậy, bạn tuyệt đối không được bảo quản dâu tằm lâu trong các vật dụng chứa kim loại (như nhôm, sắt, đồng,...). Tốt nhất là nên sử dụng bình thủy tinh để chứa dâu tằm. Khi nấu nước dâu, nên sử dụng nồi đất hoặc nồi tráng men.
Qua những thông tin trong bài viết, chắc hẳn bạn đã biết rõ tác dụng của rượu dâu tằm cũng như cách ngâm rượu chuẩn. Có thể thấy rằng dâu tằm không chỉ để giải khát mà còn có nhiều lợi ích cực kỳ tuyệt vời cho sức khỏe con người. Hãy làm ngay cho gia đình mình một bình dâu tằm để sử dụng thường xuyên!