Cách chữa bệnh trĩ nội như thế nào mới hiệu quả?

Sức khỏe 26/07/2019 15:29

Bệnh trĩ nội nặng để lâu rất ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần người bệnh. Nắm chắc các cách chữa bệnh trĩ nội an toàn để có thể dùng ngay khi cần thiết.

Bệnh trĩ nội được chia thành bốn cấp độ từ 1-4 tăng dần theo độ nặng của bệnh. Tuy trĩ nội không đau đớn như trĩ ngoại nhưng nếu để lâu cũng gây nhiều bất tiện không nhỏ cho người bệnh. Bỏ túi các cách chữa bệnh trĩ nội tại nhà hiệu quả, cách chữa bệnh trĩ nội độ 1, độ 2,... an toàn, đúng đắn và khoa học nhất.

  1. Bệnh trĩ nội là gì? 

Tìm hiểu bệnh trĩ nội là gì?Tìm hiểu bệnh trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ nội xảy ra khi các cụm tĩnh mạch trong trực tràng bị sưng (hoặc giãn) do tác động của táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài, rặn mạnh khi đi vệ sinh, ngồi trong thời gian dài không vận động. Khi các tĩnh mạch này sưng lên, kèm theo tác dụng lực mạnh thường xuyên khiến mạng lưới mạch máu chảy trong khu vực này bị tắc, rối, tạo thành các búi trĩ ngay tại các màng xung quanh mô trực tràng gây nhiều khó chịu. 

  1. Cách nhận biết trĩ nội 

Bệnh trĩ nội thường xuất hiện ở khu vực trực tràng khác với trĩ ngoại phát triển các búi trĩ ở dưới vùng da xung quanh hậu môn. Ngoài ra, trĩ ngoại sẽ có các cơn đau đột ngột và dữ dội thì bệnh trĩ nội thường không đau, ngay cả khi bạn đi vệ sinh bị chảy máu, dính máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt vào bồn cầu. 

Nhưng bệnh trĩ nội cũng có thể tăng sinh hoặc mở rộng ra ngoài hậu môn như trĩ ngoại, gây ra một số vấn đề tiềm ẩn, vì búi trĩ nhô ra, nó dính thêm các chất nhầy, bụi bẩn gây kích ứng, ngứa hậu môn, có thể kèm theo có mùi khó chịu.

Khác với trĩ ngoại, bệnh trĩ nội được chia làm 4 cấp độ dựa vào sự tiến triển của búi trĩ ở trong hay bên ngoài hậu môn.

Phân loại bệnh trĩ
Phân loại bệnh trĩ

- Trĩ độ 1: Búi trĩ mới hình thành và vẫn trong hậu môn, chưa có dấu hiệu khó chịu khi đi vệ sinh.

- Trĩ độ 2: Búi trĩ bình thường nằm gọn trong hậu môn, khi đi vệ sinh có dấu hiệu thập thò hoặc lòi một ít búi trĩ ra ngoài, khi vệ sinh xong, đứng dậy búi trĩ tự động thụt vào trong. 

- Trĩ độ 3: Mỗi lần đi vệ sinh, thay đổi tư thế ngồi xổm hoặc đi lại nhiều, làm việc bê vác nặng búi trĩ lại sa ra ngoài, búi trĩ có thể tự co vào nhưng phần lớn phải dùng tay đẩy vào. 

- Trĩ độ 4: Búi trĩ sa hẳn ra ngoài hậu môn.

Hầu như mọi người đều bị trĩ nội một vài lần trong đời mà không biết bởi các cụm tĩnh mạch chằng chịt nằm ngay dưới màng nhầy lót của trực tràng có thể dễ dàng sinh ra các búi trĩ nhưng phần lớn chúng đều tự khỏi và chỉ một số mới phát triển nặng, gây chảy máu khi đi vệ sinh.

  1. Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội chủ yếu liên quan đến táo bón mãn tính, căng thẳng khi đi nặng và ngồi lâu trong nhà vệ sinh - tất cả đều cản trở lưu lượng máu đến và đi khu vực này khiến mạch máu bị sưng giãn. Điều này cũng giải thích tại sao bệnh trĩ là phổ biến trong khi mang thai, khi tử cung mở rộng tạo áp lực vào tĩnh mạch trực tràng trong thời gian dài.

Thường trĩ nội, búi trĩ ở trong nên không nhận thấy có cục sưng to như trĩ ngoại, tuy nhiên, búi trĩ nội có thể phát triển sang các dạng nặng hơn, tăng sinh ra ngoài hậu môn do tác động lực nhiều và lâu dài quanh trực tràng do:

- Tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính 

- Thói quen ngồi lâu trong nhà vệ sinh trong thời gian dài

- Béo phì

- Thói quen rặn mạnh khi đi vệ sinh

- Mang thai

- Giao hợp qua đường hậu môn

- Chế độ ăn ít chất xơ

  1. Dấu hiệu nhận biết trĩ nội

Khi bị trĩ nội sẽ có một số dấu hiệu bệnh trĩ nội các bạn cần lưu tâm: 

Đại tiện có máu: Phân cứng và khô khi đi qua ống hậu môn kết hợp với lực rặn mạnh để đẩy ra ngoài sẽ cọ vào thành tĩnh mạch đang sưng, gây chảy máu. Ban đầu, khi bị nhẹ, máu ra ít lẫn trong phân, khi nặng hơn sẽ chảy ra nhiều, dính vào giấy vệ sinh, thậm chí là chảy thành tia. 

Cảm giác ngứa ngáy khó chịu thường trực: Bệnh trĩ nội không đau như bệnh trĩ ngoại, nhưng do mạch máu sưng khó chịu, dễ xước bên trong nhiễm trùng nên người bệnh luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu ở hậu môn. 

Sa búi trĩ (lòi dom): Khi bị trĩ nội vừa và nặng, cơ trơn hậu môn đã suy yếu, mất độ đàn hồi sẽ sa búi trĩ dần ra ngoài hậu môn, ban đầu có thể dùng tay đẩy lại được (độ 3) nhưng lâu dần nặng sẽ sa hẳn ra ngoài (độ 4). 

Nhiễm trùng hậu môn: Khi bị trĩ nhưng người bệnh không chữa trị và vệ sinh sạch sẽ kịp thời rất dễ dẫn đến nhiễm trùng khu vực này.

Đau rát: Thường gặp khi bị trĩ nội nặng, sa búi trĩ ra ngoài, khi chạm vào sẽ có cảm giác đau rát, khó chịu.

  1. Cách chữa bệnh trĩ nội

a. Cách chữa bệnh trĩ nội tại nhà

Bổ sung chất xơ để phòng ngừa và chữa bệnh trĩ nội hiệu quả
Bổ sung chất xơ để phòng ngừa và chữa bệnh trĩ nội hiệu quả

Khi nhẹ trĩ nội không cần sự can thiệp của thuốc, các bạn có thể tham khảo các cách chữa bệnh trĩ nội độ 1 và cách chữa bệnh trĩ nội độ 2 đơn giản sau đây:

- Ăn thực phẩm giàu chất xơ: Thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống hoặc bổ sung chất xơ qua thực phẩm chức năng hoặc cả hai. Cùng với uống nước đầy đủ, chất xơ làm mềm phân sẽ giúp đi nặng dễ dàng hơn, giảm áp lực lên búi trĩ, giảm chảy máu trĩ, tình trạng viêm và sa búi trĩ. Nó cũng làm giảm kích ứng từ các mẩu phân nhỏ bị mắc kẹt xung quanh các mạch máu. Những thực phẩm giàu chất xơ bao gồm bông cải xanh, đậu, lúa mì và cám yến mạch, thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt và trái cây tươi. 

- Tập thể dục: Tập thể dục vừa phải, chẳng hạn như đi bộ nhanh 20 phút - 30 phút mỗi ngày, có thể giúp kích thích chức năng ruột.

- Hình thành thói quen đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu: Khi cảm thấy muốn đi đại tiện, hãy đi vệ sinh ngay lập tức; Đừng trì hoãn. Phân giữ trong hậu môn dẫn đến tăng áp lực lên các mạch máu. Ngoài ra, hãy thiết lập một thói quen đại tiện thường xuyên.

- Xông hơi và ngâm nước ấm vùng hậu môn: Việc này có thể làm giảm ngứa, kích thích và co thắt cơ hậu môn. Nên xông hơi hoặc ngâm nước ấm khoảng 20 phút sau mỗi lần đi nặng, ngày thực hiện 2-3 lần, lau khô bằng khăn mềm, không chà xát hoặc lau mạnh. Bạn sẽ thấy tình trạng trĩ nội được cải thiện tích cực.

- Dùng đá lạnh hoặc kem bôi trĩ giảm khó chịu: Một túi đá nhỏ đặt vào vùng hậu môn trong vài phút cũng có thể giúp giảm đau và sưng. Kem bôi trĩ giúp làm dịu đi cơn đau và cảm giác khó chịu, giảm viêm, nhiễm trùng khu vực này. 

b. Cách chữa bệnh trĩ nội bằng thuốc nam

Có thể chữa bệnh trĩ nội bằng thuốc nam nhưng đòi hòi sự kiên trì, không thể nóng vội. Một cách chữa bệnh trĩ nội tại nhà đơn giản như sau:

Cách chữa bệnh trĩ nội bằng rau diếp cá hiệu quả

Cách chữa bệnh trĩ nội tại nhà hiệu quả bằng rau diếp cá
Cách chữa bệnh trĩ nội tại nhà hiệu quả bằng rau diếp cá

Chữa trĩ nội bằng rau diếp cá lành tính và tiết kiệm về kinh tế, rau diếp cá tính mát, giàu chất xơ. Các bạn hàng ngày lấy 100g rau diếp cá rửa sạch, trộn với muối và giã nhuyễn, lấy bã đắp lên vùng hậu môn giúp giảm sưng, viêm, cảm giác khó chịu của bệnh trĩ. 

Nên ăn thêm rau diếp cá hàng ngày, ăn càng nhiều càng tốt, bổ sung thêm bằng nước rau diếp cá uống giúp mát trong, giảm tám bón.

Cây thuốc chữa bệnh trĩ nội: Đu đủ xanh

Nếu đang tìm kiếm cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc nam lành tính, các bạn có thể thử dùng đu đủ xanh. 

Lựa chọn quả đu đủ xanh còn tươi và nhiều nhựa, mỗi tối trước khi đi ngủ thì bổ đôi quả đu đủ, úp vào cẳng chân, cố định lại sao cho cuống quả quay lên trên, để qua đêm sẽ khiến mạch máu búi trĩ bị co thắt lại dần, dần búi trĩ sẽ teo và rụng đi.

Lá trầu không chữa bệnh trĩ nội

Bạn có thể thử dụng vị thuốc chữa bệnh trĩ nội hiệu quả là lá trầu không. 

Cách chữa bệnh trĩ nội theo dân gian
Cách chữa bệnh trĩ nội theo dân gian

Lấy lá trầu rửa sạch, đun với bồ kết, hạt gấc, quả cau và một nhúm muối, đun sôi, đợi nguội bớt thì tiến hành xông hơi hậu môn, khi nước ấm vừa thì ngâm cả hậu môn trong nước ấm từ 15-20 phút sẽ giúp giảm sưng viêm, se nhỏ búi trĩ từ từ. 

Sau đó, có thể đắp thêm bã lá trầu không lên vùng hậu môn trong 1 tiếng rồi rửa sạch lại sẽ giúp nhanh khỏi trĩ nội hơn.

c. Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 3 trở lên 

Với các bạn bị bệnh trĩ nội độ 3 trở lên không thể chữa bệnh trĩ bằng các biện pháp đơn giản thì các bạn có thể tham khảo một số cách điều trị bệnh trĩ nội độ 3 dùng thủ thuật ngoại khoa như thắt dây cao su búi trĩ, đây là phương pháp điều trị bệnh trĩ được sử dụng phổ biến nhất ở Hoa Kỳ. Theo đó một dây đàn hồi sẽ bao xung quanh gốc búi trĩ, ngăn chặn máu đến nuôi búi trĩ, khiến chúng dẫn teo lại và rụng đi. Cần 2-4 lần thắt dây trong 6-8 tuần để loại bỏ hoàn toàn búi trĩ không gây đau đớn.

Các thủ thuật chữa trĩ nội khác như là làm đông máu bằng laser hoặc hồng ngoại, liệu pháp tiêm xơ cứng và phẫu thuật lạnh đều hoạt động theo nguyên tắc giống như thắt dây cao su, giúp loại bỏ búi trĩ nhưng không hiệu quả trong việc ngăn ngừa tái phát bệnh trĩ. 

Một lựa chọn khác là tiến hành cắt trĩ. Bạn có thể cần phẫu thuật nếu bạn bị trĩ lồi lớn, trĩ ngoại có triệu chứng kéo dài hoặc bị lại trĩ nội dù đã áp dụng thắt dây cao su. Cắt trĩ chữa khỏi đến 95% và có tỷ lệ biến chứng thấp. Thủ thuật này yêu cầu gây mê toàn thân, nhưng bệnh nhân có thể về nhà trong ngày. Bệnh nhân thường có thể trở lại làm việc sau 7 - 10 ngày. Mặc dù có những hạn chế, nhiều người hài lòng với cách chữa bệnh trĩ nội thông qua cắt trĩ.

>>> Xem thêm:

- Cách chữa bệnh trĩ nội tại nhà hiệu quả

- Những dấu hiệu bệnh trĩ nội và cách điều trị bệnh hiệu quả

  1. Thuốc chữa bệnh trĩ nội

Với các bạn cần tìm thuốc chữa bệnh trĩ nội độ 1, thuốc chữa bệnh trĩ nội độ 2 thì có thể dùng các thuốc không cần kê đơn như thuốc nhuận tràng, các loại men tiêu hóa giúp phân mềm hơn.

Về thuốc điều trị bệnh trĩ nội độ 2 trở lên, các bạn có thể sử dụng các loại thuốc bôi hoặc nhét hậu môn, có thể dùng thêm thuốc hỗ trợ tuần hoàn tĩnh mạch theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

Tùy tình trạng mà các bạn sẽ có những cách chữa bệnh trĩ tại nhà hoặc tiến hành phẫu thuật khác nhau nhưng các bạn không nên tự ý dùng thuốc chữa bệnh trĩ nội đặc biệt là các loại thuốc tây chữa bệnh trĩ nội không rõ thành phần, nguồn gốc xuất xứ mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ hay có sự tư vấn của các chuyên gia để tránh tình trạng xấu hơn.

Hầu hết bệnh trĩ nội đều không nghiêm trọng và bạn có thể không chú ý đến chúng. Một thực tế nữa là bệnh trĩ khá phổ biến, hầu hết người trưởng thành đều bị bệnh trĩ một lần trong đời. Áp dụng các cách chữa bệnh trĩ nội tại nhà có thể giải quyết vấn đề nhanh chóng. Nhưng hãy đi khám bác sĩ ngay khi bệnh trĩ nội khiến bạn đau đớn hoặc ảnh hưởng đến hoạt động bình thường nhu động ruột của bạn. Chúc các bạn sống khoẻ và không còn nỗi bận tâm với căn bệnh trĩ nội.

Học cách ngâm rượu quả mận quân ngon tại nhà

Quả mận quân không chỉ là một loại trái cây ngon miệng mà khi ngâm rượu còn cho một thức uống tuyệt vời. Học ngay cách ngâm rượu quả mận quân đơn giản tại nhà thêm một thức uống ngon mời khách và để cả gia đình thưởng thức.

TIN MỚI NHẤT