Sốc nhiệt là hiện tượng huyết áp đột ngột lên xuống do sự chênh lệch nhiệt độ thường sẽ gây tổn thương đến các mao mạch và tim mạch. Đặc biệt nhóm người cao tuổi rất dễ bị sốc nhiệt nên người nhà cần đặc biệt quan tâm.
- Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn nếu bạn uống nước ấm vào mỗi buổi sáng?
- Kiến thức vaccine COVID-19: Cần lưu ý điều gì khi tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi? Trẻ mắc bệnh nào không được tiêm?
Những đối tượng dễ bị sốc nhiệt
Người cao tuổi
Hãy đặc biệt cẩn thận với những người từ 65 tuổi trở lên vì cơ thể không kịp thích ứng khi nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại, khi đó huyết áp có sự dao động lớn nên dễ gây chóng mặt. Vì chân họ cũng yếu nên có nguy cơ bị ngã trong phòng tắm hoặc nặng hơn có thể chết đuối trong bồn tắm.
Người bị xơ cứng động mạch
Những người mắc các bệnh liên quan đến lối sống như cao huyết áp, đái tháo đường, béo phì thường dễ bị chứng xơ cứng động mạch. Sốc nhiệt làm suy yếu và thu hẹp các mạch máu do đó làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Những người mắc một số bệnh tiềm ẩn
Ngoài ra, những người mắc các bệnh tiềm ẩn như hội chứng ngưng thở khi ngủ, rối loạn nhịp tim cũng nên cẩn thận nguy cơ xuất hiện các triệu chứng sốc nhiệt do huyết áp không được điều hòa hoặc lên xuống nhanh chóng.
Những người tắm lâu
Tắm lâu khiến tim bạn căng thẳng hơn nữa huyết áp sẽ giảm trong khi tắm. Huyết áp sẽ giảm trong khi tắm và ngay lập tức sẽ tăng lên sau khi tắm, điều này dễ dẫn đến các triệu chứng sốc nhiệt.
Các triệu chứng sốc nhiệt cũng dễ dàng phát sinh ngay cả khi bạn có tắm nước nóng vì nó cũng gây áp lực đến tim mạch.
Làm gì để phòng tránh sốc nhiệt
Để ngăn ngừa các triệu chứng sốc nhiệt điều quan trọng là huyết áp của bạn không tăng giảm đột ngột.
Các biện pháp phòng tránh trong phòng tắm
Trong phòng tắm, điều quan trọng là làm giảm sự chênh lệch nhiệt độ và không tạo áp lực cho cơ thể.
Giữ ấm phòng tắm: Khi bạn chuyển từ phòng ấm sang phòng thay đồ mát, hãy cố gắng giữ nhiệt độ chênh lệch càng nhỏ càng tốt.
Đặt máy sưởi trong phòng thay đồ: Nếu có nước nóng trong bồn tắm bạn có thể tăng nhiệt độ trong phòng tắm bằng cách mở nắp bồn tắm một lúc.
Giữ nhiệt độ ấm: Khi nhiệt độ của nước nóng lên trên 42 độ C sẽ gây căng thẳng cho tim. Nên đặt nhiệt độ nước khoảng 38-40 độ C. Tắm lâu cũng khiến tim căng thẳng do đó hãy rời khỏi bồn tắm trong khoảng 10 phút.
Khi vào bồn tắm: Chú ý không vào bồn tắm đột ngột vì dễ bị sốc nhiệt. Thấm nước lên chân tay trước để cơ thể thích nghi với nhiệt độ của nước trước khi vào bồn tắm.
Từ từ đứng dậy ra khỏi bồn tắm: Khi bạn đang ngâm mình trong nước nóng, các mạch máu sẽ bị giãn ra lúc đó huyết áp đang ở mức thấp. Nếu đột ngột đứng lên với huyết áp thấp, máu sẽ không kịp truyền đến não khi đó có thể bận sẽ bị chóng mặt hoặc ngất xỉu tạm thời. Vì vậy, khi ra khỏi bồn tắm hãy cố gắng đứng dậy từ từ.
Tránh tắm ngay sau khi ăn: Huyết áp sẽ thấp sau khi ăn hoặc uống rượu, đặc biệt những người thường bị chóng mặt hoặc choáng váng sau khi ăn có khả năng bị “tụt huyết áp sau khi ăn”. Vì vậy nên tránh uống rượu trước khi tắm vì sau khi uống rượu, bia đi tắm ngay có nguy cơ bị choáng và ngã.
Các biện pháp phòng tránh trong nhà vệ sinh
Sốc nhiệt rất dễ xảy ra ngay cả trong nhà vệ sinh vì vậy cũng cần phải có đủ các biện pháp phòng tránh.
Giữ cho căn phòng ấm áp: Đối với nhà vệ sinh cũng vậy điều quan trọng là phải giảm thiểu sự chênh lệch nhiệt độ. Có rất nhiều thiết bị điện có tác dụng chống sốc nhiệt như máy sưởi hồng ngoại có cảm biến hoặc đèn trần tích hợp máy sưởi, vì vậy hãy tận dụng chúng một cách hiệu quả.
Không nên đi đại tiện quá lâu: Khi bạn đi đại tiện, huyết áp của bạn sẽ tăng lên một cách tự nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn đi đại tiện trong thời gian dài sẽ tạo ra gánh nặng cho tim. Ngoài ra, do huyết áp giảm nhanh sau khi đi đại tiện nên sự thay đổi nhanh chóng của huyết áp sẽ dễ gây ra tình trạng sốc nhiệt. Hãy luôn cẩn thận về chế độ ăn uống để không bị táo bón.
Biện pháp phòng tránh sốc nhiệt an toàn
Trong trường hợp xảy ra tình trạng sốc nhiệt khi đang tắm hoặc đi vệ sinh thì điều quan trọng là sự phát hiện kịp thời của những người xung quanh. Những người dễ bị sốc nhiệt nên tập thói quen trước khi tắm nói cho người xung quanh mình biết.
Ngoài ra những người trong gia đình nên để ý nếu nhận thấy những điều bất thường như thời gian tắm lâu hơn bình thường, không có tiếng nước chảy hay có tiếng động lớn phát ra, khi đó ngay lập tức lên tiếng gọi họ.
Theo Kenko Netto