Trong thời điểm chuyển mùa hiện nay, bệnh về đường tiêu hóa có mức độ tăng cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều trẻ nhỏ.
- Hy hữu bé sơ sinh 3 ngày tuổi bị teo thực quản được các bác sĩ phẫu thuật, cứu chữa kịp thời
- 3 thứ không đội trời chung với trứng gà khiến món ăn trở thành ‘cực độc’ gây ung thư, nguy hại cho sức khỏe
Bệnh về đường tiêu hóa là gì?
Năm nào cũng vậy, khi thời tiết chuyển mùa thì số bệnh nhi thăm khám và điều trị các bệnh lý về đường hô hấp, tiêu hóa, các bệnh viêm như phổi, tiểu phế quản, viêm họng, viêm tai giữa... tăng cao. Trong đó bệnh về đường tiêu hóa bao gồm các bệnh như: nhiễm trùng đường tiêu hóa, khó tiêu chức năng, viêm dạ dày - tá tràng, với các triệu chứng: đau bụng, nôn ói, tiêu chảy…
Cụ thể hơn, bệnh khiến nấm mốc và các vi khuẩn gây bệnh tả, thương hàn, lỵ… phát triển mạnh. Các loại vi khuẩn này sau khi xâm nhập vào cơ thể làm nhiễm khuẩn đường ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Hiện này bệnh có dấu hiệu gia tăng so với cùng kì năm ngoái.
Theo thông tin từ Báo VTV News, nhiều trẻ bị nôn trớ, đau bụng, sốt, tiêu chảy… đã phải nhập viện trong vòng 2 tuần trở lại đây. Riêng tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, số trẻ đến khám và nhập viện liên quan đến các bệnh về đường tiêu hóa tăng lên khoảng 40%, cụ thể mỗi ngày có tới gần 100 trẻ mắc bệnh, trong đó có từ 3 - 5 trẻ chuyển nặng cần nhập viện.
Còn theo thông tin từ Báo Tuổi Trẻ, tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, số bệnh nhi đến khám, nhập viện do các bệnh đường tiêu hóa đang gia tăng. Mỗi ngày khoa khám bệnh tiếp nhận từ 120 - 200 bệnh nhi đến khám do các bệnh lý đường tiêu hóa. Chỉ tính riêng tháng 9, số trẻ khám ngoại trú các bệnh lý đường tiêu hóa là gần 3.000 trường hợp.
Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh
- Do thời tiết chuyển mùa mưa, nắng thất thường, nhiều trẻ em dễ mắc phải những căn bệnh này.
- Sức đề kháng yếu, nhất là đối với trẻ không được bú sữa mẹ hoặc không bú sữa mẹ hoàn toàn.
- Mất cân bằng hệ vi sinh do dùng kháng sinh( kháng sinh có thể tiêu diệt một số lợi khuẩn dẫn đến tiêu chảy, táo bón, đi phân sống).
- Do ăn uống không đảm bảo vệ sinh, môi trường sống bị ô nhiễm.
- Trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm, hệ vi sinh chưa hoàn thiện, chưa quen với việc tiêu hóa thức ăn ( thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển).
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn nhiều đạm, nhiều đường, ít chất xơ, ít vitamin và khoáng chất
- Ngoài ra, việc cho trẻ sử dụng thuốc để điều trị, đặc biệt là các loại kháng sinh làm trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh - kháng sinh có thể tiêu diệt một số lợi khuẩn dẫn đến trẻ tiêu chảy, táo bón, đi phân sống... sau khi dùng.
Phòng bệnh đường tiêu hóa
Các bệnh về đường tiêu hóa được coi là bệnh theo mùa, vậy nên, các bác sĩ khuyến cáo: phụ huynh không nên quá lo lắng.
- Cha mẹ cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt. Thực hiện ăn chín, uống sôi. Có chế độ ăn uống phù hợp, đa dạng thực phẩm, chú ý cho trẻ ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin. Đối với trẻ đang bệnh đường tiêu hóa, tiếp tục bú sữa mẹ nếu trẻ đang bú, nên chọn các thức ăn dễ tiêu hóa, hạn chế dầu mỡ, thức ăn nấu cho trẻ cần được nấu kỹ, nhuyễn, chia thành nhiều lần trong ngày.
- Thường xuyên hướng dẫn, nhắc nhở trẻ sát khuẩn tay, nhất là sau khi đi chơi hay đi học về.
- Không tự ý dùng các loại thuốc chống nôn, cầm tiêu chảy hay kháng sinh chưa được bác sĩ chỉ định cho trẻ.
- Bảo đảm môi trường sống sạch sẽ, hạn chế rác thải lây lan mầm bệnh bằng cách không vứt rác bừa bãi, không đổ chất thải, nước giặt, rửa và đồ dùng của người bệnh xuống ao, hồ, sông, giếng.
- Không nên cho trẻ ăn quá sớm, chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 4 - 5 tháng tuổi, nuôi trẻ bằng sữa mẹ đến 18-24 tháng tuổi.
- Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa thì nên đưa trẻ để bệnh viện để các bác sĩ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán chính xác bệnh, nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương án điều trị chính xác và hướng dẫn các dấu hiệu nguy hiểm cần đến khám ngay .
- Ăn uống, đủ đúng bữa
Đặc biệt những người có tiền sử về bệnh ở đường tiêu hóa cần duy trì chế độ ăn đủ ba bữa (bữa sáng, bữa trưa, bữa tối) để phân bố về năng lượng cũng như các chất dinh dưỡng. Ăn chậm, nhai kĩ trước khi nuốt để tránh cho dạ dày phải làm việc nhiều. Hạn chế đồ cay nóng, kích thích
Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện
Theo bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, trẻ có các dấu hiệu này cần đến bệnh viện để kiếm tra sớm:
- Trẻ cốt cao liên tục trên 38,5 độ C
- Trẻ vẫn còn đi ngoài do tiêu chảy quá 3 ngày
- Trẻ Ói hoặc đi tiêu nhiều lần trong ngày, liên tục
- Đau bụng, quấy khóc nhiều
- Các triệu chứng mất nước (lừ đừ , mệt mõi, da khô, mắt trũng, nước tiểu ít, ...)
- Không ăn uống được, nôn ói nhiều lần
- Đi tiêu lẫn máu.