Thời gian trôi qua, thấy cái "đuôi" của con trai ngày càng dài. Tiểu Ly sợ hãi và nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để khám và điều trị.
- Cả nhà sốc vì nữ sinh 17 tuổi đã ung thư cổ tử cung: BS mách 1 việc cần làm để phòng bệnh hiệu quả
- Phòng hơn chống, hãy khôn ngoan TỰ CỨU MÌNH bằng 9 nguyên tắc ‘vàng’ đẩy lùi ung thư
Bé 6 tháng tuổi có "đuôi nhỏ" dài 5cm
Tiểu Ly (sống tại Hồ Nam, Trung Quốc) kết hôn được 2 năm thì sinh một bé trai kháu khỉnh. Gia đình cô vô cùng hạnh phúc. Nhưng những ngày tháng tốt đẹp không kéo dài, chỉ vài tháng sau, gia đình cô đã phát hiện đứa trẻ mọc "đuôi" ở mông. Tiểu Ly nghĩ rằng đó chỉ là một khối u và không quan tâm nhiều. Tuy nhiên, thời gian trôi qua, cái "đuôi" của con trai cô ngày càng dài. Tiểu Ly sợ hãi và nhanh chóng đưa con đến bệnh viện Nhi đồng thành phố Trường Sa (thủ phủ của tỉnh Hồ Nam) để khám và điều trị.
Sau khi kiểm tra chi tiết, bác sĩ đã nói với gia đình Tiểu Ly rằng "cái đuôi" của đứa trẻ thực sự là một căn bệnh gọi là hội chứng có tên tủy sống bám thấp, nguyên nhân là do chứng loạn sản bẩm sinh của tủy sống. Tỷ lệ mắc bệnh này tương đối thấp. Sau khi kiểm tra chi tiết, bác sĩ phát hiện ra rằng đuôi của đứa trẻ bây giờ đã mọc vào trong và nối với cột sống. Nếu không được phẫu thuật bỏ đi sớm thì có thể gây ra rối loạn vận động và thậm chí làm tê liệt phần dưới cơ thể suốt đời.
Cảm thương hoàn cảnh bé gái "mọc đuôi" 7 tháng tuổi
Sau khi hỏi chi tiết, bác sĩ biết được rằng Tiểu Ly không hề bổ sung axit folic trong thai kì. Biết được điều này, bác sĩ đã vô cùng tức giận, ông giải thích rằng bổ sung axit folic trong khi mang thai là cần thiết vì có thể ngăn ngừa dị tật thai nhi. Nghe bác sĩ nói, Tiểu Ly chết lặng và hối hận vô cùng.
Hội chứng khiến em bé "mọc đuôi" dù hiếm gặp nhưng cũng có các trường hợp khác ngoài con trai của Tiểu Ly.
Em bé 11 tháng tuổi được gọi là "khỉ con" vì có đuôi nhỏ
Năm 2016, theo thông tin đưa trên Nhân Dân Nhật báo, một cậu bé 11 tháng tuổi sống tại Nhi Tân, tỉnh Tứ Xuyên, trung Quốc cũng có một chiếc đuôi nhỏ nên gia đình gọi em là "khỉ con". Chiếc đuôi nhỏ mọc ra ở phần cuối xương cột sống của bé Dương Dương. Các bác sĩ cho biết em mắc một dạng dị tật bẩm sinh hiếm gặp, khiến cột sống phát triển không đúng khi còn trong bụng mẹ.
Mẹ cậu bé cho biết ban đầu chiếc đuôi nhỏ không gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của Dương Dương. Do đo, nhiều người trong gia đình phản đổi phẫu thuật cắt bỏ chiếc đuôi. Tuy nhiên, đuôi phát triển ngày càng dài khiến em gặp khó khăn khi đi lại. Mọi người lúc này bắt buộc chấp nhận phẫu thuật.
Cuộc phẫu thuật diễn ra vào tháng 5.2016, cách đây ít ngày ở Bệnh viện Tây Nam, gần thành phố Trùng Khánh. Các bác sĩ đã cắt bỏ thành công chiếc đuôi. Bé Dương Dương mọc đuôi rất có thể do người mẹ bị thiếu axit folic trong thời kỳ mang thai, bác sĩ Lâm Giang Khải, người đứng đầu nhóm phẫu thuật, cho hay.
Em bé Hà Nội "mọc đuôi"
Còn ở Việt Nam, tháng 3/2020, Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã phẫu thuật thành công cắt bỏ dị tật còn đuôi bẩm sinh ở bệnh nhi 5 tháng tuổi.
Qua theo dõi, bệnh nhi còn đuôi vùng cùng cụt, kích thước đuôi bình thường 5cm, kéo dài là 9,5cm, đường kính vùng lớn nhất 4cm. Đuôi ấn mềm, không đau, đuôi không vận động được. Đuôi lớn dần theo tuổi của bé, các cơ quan bộ phận khác chưa phát hiện gì đặc biệt. Qua chụp X-quang không thấy hình ảnh xương vùng đuôi. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân có dị tật còn đuôi bẩm sinh. Có chỉ định phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn vùng đuôi.
Bác sĩ Phương Lan - trưởng khoa phẫu thuật tạo hình - thẩm mỹ, người thực hiện ca phẫu thuật cho cháu bé - cho biết cái đuôi không có dây thần kinh, xương và không được kết nối với tủy sống, nó chỉ như một ngón tay thừa nên không khiến cơ thể gặp nguy hiểm.
Hội chứng tủy sống bám thấp là gì?
Hội chứng tủy sống bám thấp là một rối loạn thần kinh gây ra bởi tủy sống bị dính với vùng da xung quanh, điều này làm hạn chế sự chuyển động của tủy sống trong cột sống. Sự dính bất thường này làm kéo căng tủy sống. Hội chứng này có liên quan chặt chẽ với tật nứt đốt sống (spina bifida). Người ta ước tính rằng 20-50% trẻ em bị dị tật nứt đốt sống sẽ cần phải phẫu thuật giải phóng tuỷ sống (untethering) ngay sau khi sinh.
Nguyên nhân chính gây tuỷ sống bám thấp
Ngoài thoát vị tủy-màng tủy (myelomeningocele) và thoát vị mỡ – tủy – màng tủy ( lipomyelomeningocele), một số nguyên nhân khác của hội chứng tủy sống bám thấp với mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và điều trị khác nhau.
- Dò xoang bì (một dị dạng bẩm sinh hiếm gặp)
- Tủy sống chia đôi (Diastematomyelia)
- U mỡ (Lipoma, khối tăng sinh mỡ lành tính)
- Khối u
- Dày dây tận cùng (dày sợi thần kinh gần xương cụt)
- Có tiền căn chấn thương cột sống
- Có tiền căn phẫu thuật cột sống
Triệu chứng của hội chứng tuỷ sống bám thấp ở trẻ em
- Thương tổn thắt lưng thấp
- Khối u mỡ hoặc hõm sâu thắt lưng thấp
- Sự đổi màu da thắt lưng thấp
- Nhúm lông thắt lưng thấp
- Đau lưng, trở nên nặng hơn khi hoạt động và giảm khi nghỉ ngơi
- Đau chân, đặc biệt là ở mặt sau của chân
- Tê hoặc ngứa ran chân
- Thay đổi sức cơ của chân
- Thay đổi dáng đi
- Co cơ tiến triển hoặc lặp đi lặp lại
- Biến dạng chân
- Đau cột sống
- Vẹo cột sống
- Gặp vấn đề ở ruột và bàng quang
Nếu nghi ngờ có tủy sống bám thấp, cần thiết thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm để xác định chẩn đoán.
Khi nào cần phẫu thuật hội chứng tủy sống bám thấp?
Phương pháp phẫu thuật giải phóng tủy sống cho bệnh nhân mắc hội chứng tủy sống bám thấp được thực hiện khi bệnh nhân có những dấu hiệu lâm sàng tiến triển xấu.