Biết cách làm giảm nhịp tim khi hồi hộp cũng như cách thở làm giảm nhịp tim nghỉ ngơi thấp hơn bình thường là các cách rèn luyện sức khỏe tim mạch hiệu quả các bạn không nên bỏ qua.
- Nghiên cứu mới: Nhân viên được tăng lương 50% giúp giảm 15% nguy cơ mắc bệnh tim mạch
- Tất tần tật thông tin bạn cần biết về bệnh tim mạch
Nhịp tim đập nhanh do hồi hộp, lo lắng, sợ hãi hoặc do các yếu tố bệnh lý, điều trị thuốc ảnh hưởng. Để ổn định và tăng cường sức khỏe tim mạch có thể áp dụng một số cách làm giảm nhịp tim đơn giản, khoa học dưới đây giúp nhịp tim khi nghỉ ngơi chậm lại và khỏe mạnh hơn.
Làm sao để giảm nhịp tim đập nhanh dần dần theo thời gian
Nhịp tim là số nhịp tim đập của một người trong một phút. Nhịp tim nghỉ ngơi với người bình thường trong khoảng từ 60 đến 100 nhịp/phút.
Theo Kristin Dean, MD, bác sĩ được chứng nhận bởi hội đồng quản trị tại Doctor On Request cho biết khi tim bạn đập chậm hơn mỗi lần, nó sẽ làm việc hiệu quả hơn và tăng thời gian nghỉ ngơi của cơ tim giữa các lần bơm máu đi khắp cơ thể.
Bên cạnh đó, tim đập nhanh tương đương với việc cơ tim có thời gian nghỉ ngơi giữa các lần đập ngắn hơn về lâu dài có thể tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, bệnh tiểu đường dẫn đến tử vong.
Thế nên, một số cách làm giảm nhịp tim lúc nghỉ ngơi bình thường bằng cách thay đổi lối sống hiệu quả như là:
Tập thể dục thường xuyên
Cách dễ nhất và hiệu quả nhất để đạt được nhịp tim nghỉ ngơi thấp lâu dài là tập thể dục thường xuyên.
Tăng hoạt động thể chất sẽ cải thiện sức khỏe tim tổng thể của bạn và có khả năng dẫn đến nhịp tim thấp hơn theo thời gian. Tập thể dục thường xuyên với các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc đi xe đạp là những cách dễ dàng để giảm dần nhịp tim khi nghỉ ngơi.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Có chế độ ăn đa dạng giàu trái cây, rau, protein nạc, các loại hạt và đậu có thể giúp cải thiện sức khỏe của tim, cũng như sức khỏe tổng thể. Nghiên cứu đã phát hiện ra một số chất dinh dưỡng tốt cho tim, giảm nhịp tim khi nghỉ ngơi như là:
- Axit béo omega-3, có nhiều trong cá, thịt nạc, các loại hạt, ngũ cốc và các loại đậu
- Phenol và tannin, có nhiều trong trà, cà phê và rượu vang đỏ (trong chừng mực)
- Vitamin A, có nhiều trong hầu hết các loại rau lá xanh
- Chất xơ, có nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, các loại đậu, và hầu hết các loại trái cây và rau quả
- Vitamin C, có đặc biệt nhiều trong trái cây họ cam quýt, rau lá xanh và giá đỗ
Cấp đủ nước cho cơ thể
Khi cơ thể bị mất nước, tim phải làm việc nhiều hơn để ổn định lưu lượng máu. Do đó, trong suốt cả ngày, hãy uống nhiều đồ uống không đường và cafein, chẳng hạn như nước và trà thảo dược.
Hạn chế các chất kích thích, chẳng hạn như caffeine, nicotine, rượu
Các chất kích thích có thể gây mất nước, làm tăng khối lượng công việc tim.
Cụ thể: Hầu hết các dạng rượu làm mất nước trong cơ thể. Rượu cũng là một chất độc và cơ thể phải làm việc nhiều hơn để xử lý và loại bỏ nó. Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tim mạch Hellenic, nhịp tim khi nghỉ ngơi thường cao hơn ở những người hút thuốc và dùng nhiều caffeine trong cùng độ tuổi và giới tính.
Làm sao để giảm nhịp tim? Chỉ cần ngủ đủ giấc
Việc thiếu ngủ kinh niên gây căng thẳng cho toàn cơ thể, bao gồm cả tim. Hầu hết người lớn nên ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm.
Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh
Việc lên cân cũng sẽ tăng thêm gánh nặng làm việc cho tim. Giữ cân nặng ổn định sẽ giúp điều hòa nhịp tim theo thời gian.
Cách giảm nhịp tim khi hồi hộp? Tránh tiếp xúc nguồn gây căng thẳng
Căng thẳng do công việc, chăm sóc người thân hoặc gánh nặng tài chính đều khiến tim và phần còn lại của cơ thể phải làm việc nhiều hơn. Do đó, cố gắng giữ cân bằng tâm lý, tránh tiếp xúc với các nguồn gây căng thẳng sẽ giúp bạn thoải mái và nhịp tim cũng ổn định hơn.
Gặp bác sĩ tâm lý hoặc sử dụng các dịch vụ tư vấn
Kinh nghiệm đau thương, đau buồn hay một số tình trạng sức khỏe tâm thần làm cơ thể căng thẳng và có thể tác động hóa học đến não khiến bạn thường xuyên căng thẳng, lo lắng dẫn đến tim đập nhanh. Trong trường hợp này, gặp bác sĩ tâm lý để giải tỏa tâm trạng là một cách làm giảm nhịp tim có thể xem xét.
Đi dạo ngoài trời
Nghiên cứu cho thấy những người dành nhiều thời gian trong tự nhiên, thậm chí bằng cách đi bộ ngắn trong rừng hoặc công viên, có xu hướng hạnh phúc và ít căng thẳng hơn những người không, sức khỏe tim mạnh cũng được đánh giá tốt hơn.
Áp dụng các hoạt động thư giãn như thiền, luyện yoga
Các hoạt động như thiền định, tập yoga,... có thể giúp giảm căng thẳng, ổn định nhịp tim khi thực hành thường xuyên.
Cách làm giảm nhịp tim khi tim đập nhanh
Lo lắng, sợ hãi cũng có thể làm nhịp tim tăng nhanh ngay thời điểm đấy. Nếu nhịp tim đột ngột tăng vọt để đáp ứng với các vấn đề như căng thẳng cảm xúc hoặc các yếu tố môi trường, giải quyết nguyên nhân là cách tốt nhất để giảm nhịp tim.
Một số cách giảm nhịp tim khi hồi hộp hiệu quả bao gồm:
- Áp dụng các kỹ thuật thở sâu để ổn định tâm trạng.
- Thư giãn, nghĩ đến những điều vui vẻ và cố gắng giữ bình tĩnh
- Đi dạo xa khu vực khiến bạn thấy hồi hộp, địa điểm lý tưởng nhất là cách xa môi trường đô thị
- Tắm nước ấm, thư giãn, thả lỏng tâm trí và cơ thể.
- Tập các bài tập thư giãn, chẳng hạn như yoga, thiền,..
- Sử dụng máy tạo nhịp tim: Thiết bị nhỏ này có thể cảm nhận nhịp tim nhanh. Khi đó, nó sẽ gửi tín hiệu điện và giúp tim trở lại bình thường. Bác sĩ sẽ cấy nó dưới da của bạn.
- Thuốc: Trong trường hợp bệnh lý đặc biệt, cách làm giảm nhịp tim khi tim đập nhanh hiệu quả nhất là sử dụng thuốc. Bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc để giúp điều trị nhịp tim bất thường cho bạn.
Nghiên cứu đã chứng minh rối loạn lo âu tổng quát có thể dẫn đến tỷ lệ đau tim và chấn thương tim cao hơn. Nếu lo lắng và căng thẳng là một phần thường xuyên trong cuộc sống, bạn cũng nên giảm thiểu việc sử dụng các chất kích thích và nên gặp bác sĩ để tìm ra phương án phù hợp với bạn để kiểm soát căng thẳng.
Hướng dẫn cách thở làm giảm nhịp tim
Học cách thở sâu làm giảm nhịp tim
Thở sâu giúp kích thích dây thần kinh phế vị, vốn chịu trách nhiệm về các hoạt động trong hệ thần kinh, giúp giảm các hóa chất gây căng thẳng, dẫn đến việc giảm nhịp tim và huyết áp. Nó cũng tác động làm tăng một số chất dẫn truyền thần kinh giúp giảm cảm giác lo lắng.
Để tập thở sâu, hãy cố gắng tìm một không gian yên tĩnh (nếu có thể) và làm theo các bước sau:
- Ngồi hoặc nằm xuống, thả lỏng tinh thần và nhắm mắt lại.
- Từ từ hít vào qua mũi. Nếu bạn chưa quen với kiểu thở này, hãy đặt tay lên ngực. Bạn sẽ cảm thấy lồng ngực căng lên khi bạn hít vào. Hít trong 5-8s.
- Giữ trong 5-10s rồi thở ra từ từ qua miệng.
Học thở Vagal Maneuvers giảm nhịp tim
Cách thở Vagal Maneuvers giúp giảm nhịp tim như sau: Hít một hơi thật sâu căng lồng ngực đồng thời căng phần cơ bụng tương tự như khi bạn đi vệ sinh để tạo ra áp lực trong ngực có thể kích hoạt dây thần kinh phế vị, là dây thần kinh kiểm soát nhịp tim của bạn. Giữ trong 10s rồi thở ra. Thực hiện trong tư thế ngồi hoặc ngồi xổm sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Bạn có thể làm nhiều lần trong ngày.
Một số cách thở làm giảm nhịp tim có thể gây ảnh hưởng không tốt cho tim khi tập sai hoặc bạn đang mắc nhiều bệnh khác do nó cũng có thể làm tăng huyết áp. Nếu bị bệnh tim mạch vành, khuyết tật tim bẩm sinh hoặc các bệnh tim khác, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thử học.
Áp dụng các cách làm giảm nhịp tim khi tim đập nhanh cải thiện khả năng và duy trì nhịp tim khỏe mạnh trong hoạt động thể chất, khi gặp căng thẳng cuộc sống. Các cách làm giảm nhịp tim khi nghỉ ngơi như tập thể dục, thay đổi thói quen ăn uống, lối sống sẽ mang lại nhiều ích lợi cho sức khỏe tim mạch bạn không nên bỏ qua. Nếu hay gặp tình trạng tim đập nhanh bất thường hay đi gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe cũng như có những lời khuyên hữu ích và phù hợp với tình trạng bản thân.