Quả dứa dại (hay còn gọi là dứa gai, dứa biển) được ví như loại thần dược tăng cường sức khỏe và chữa trị một số bệnh lý. Ngoài ra, quả dứa dại còn nổi bật với tính năng điều trị ho và giải cảm. Quả dứa dại có thể sử dụng thường xuyên, lâu dài vì rất tốt cho sức khỏe. Vậy thì quả dứa dại có tác dụng gì mà lại được ca ngợi như vậy?
- Trẻ dưới 5 tuổi mắc COVID-19 có lượng virus cao gấp nhiều lần người lớn
- Lịch trình dày đặc ở Huế của bệnh nhân COVID-19 số 589: Dự tiệc cưới, ghé 4 quán Cafe
1. Quả dứa dại là gì?
Trước khi tìm hiểu sâu hơn quả dứa dại có tác dụng gì, dưới đây là những thông tin cơ bản về quả dứa dại.
1.1. Đặc điểm
Dứa dại có chiều cao từ 3 – 4m, lá mọc ở đầu nhánh. Mép lá gai sắc nhọn, hình bản, chiều dài khoảng 1 – 2m. Bông mo có màu trắng, mọc đơn độc và có mùi thơm đặc trưng. Quả hình trứng, màu vàng cam, có cuống, bề mặt quả sần sùi.
1.2. Bộ phận dùng
Rễ, hoa, quả, lá và đọt non của cây đều có thể được sử dụng để làm thuốc.
1.3. Phân bố
Dứa dại phân bố nhiều Myanmar, Thái Lan, Ấn Độ, Campuchia, Trung Quốc và Việt Nam. Loài thực vật này ưa sống ở những vùng đất có độ mặn cao như dọc bờ ngòi nước mặn, bờ bụi ven biển,…
1.4. Thu hái, sơ chế
- Có thể thu hái lá, đọt non và rễ của cây quanh năm. Nếu dùng rễ chỉ thu hoạch những rễ bám đất, không nên dùng rễ nằm sâu dưới đất. Sau đó đem về thái mỏng, sấy và phơi khô dùng dần.
- Quả nên thu hái vào mùa đông, có thể dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.
- Khi quả dứa bắt đầu già, mắt nứt, vỏ sậm màu, đanh cứng là lúc tốt nhất để thu hoạch.
- Quả dứa sau khi thu hoạch tách từng múi (giữ nguyên không chẻ) để bảo toàn được chất có trong trái dứa rồi phơi khô, sau đó cho vào túi nilon để bảo quản và dùng quanh năm.
1.5. Phân biệt trái dứa dại và dứa trồng để ăn quả
Nhiều người sẽ thắc mắc quả dứa dại có ăn được không hoặc dứa dại có giống loại dứa chúng ta vẫn hay ăn không? Dưới đây là cách phân biệt :
- Trái dứa để ăn loại trái dứa được người nông dân trồng để làm thực phẩm trong các bữa ăn, hoặc dùng như một loại trái cây, người miền Bắc còn gọi là quả thơm, miền nam gọi là trái dứa.
- Trái dứa dại thường được mọc hoang dại tại vùng bờ biển của Việt Nam, nó được dùng như một vị thuốc quý.
1.6. Bảo quản
Bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát.
1.7. Thành phần hóa học
Khi chưng cất lá bắc và hạt phấn hoa của dứa dại, người ta thu được những thành phần hóa học sau: Nước thơm, hương liệu, 70% tinh dầu (methyl ether, benzyl benzoate, benzyl acetate, benzyl salicylate, linalool, benzyl alcohol, aldehyde,…
*Lưu ý khi sử dụng
- Hầu hết các bộ phận của cây dứa rừng đều có tính lạnh, do đó nên thận trọng khi dùng cho người có tỳ vị hư hàn.
2. Quả dứa dại có tác dụng gì?
2.1. Quả dứa dại chữa được bệnh gì?
- Tác dụng của quả dứa dại theo Đông Y:
- Quả có tác dụng cường tâm, phá tích trệ, ích huyết, giải độc rượu, bổ tỳ vị và tiêu đờm.
- Đọt có tác dụng lương huyết, sinh cơ, thanh nhiệt, tán nhiệt độc, sinh cơ và chỉ huyết.
- Hoa có tác dụng trừ thấp nhiệt, thanh nhiệt, cầm tiêu chảy do nhiệt độc và lợi thủy.
- Chủ trị: Sỏi thận, cảm sốt, viêm đường tiết niệu, thấp khớp, lòi dom, đinh râu, ho,…
- Tác dụng của quả dứa dại theo nghiên cứu hiện đại:
- Chưa có nghiên cứu.
- Một số tác dụng chữa bệnh của quả dứa dại
- Chữa viêm gan mạn
- Chữa bệnh gout
- Chữa xơ gan cổ trướng
- Điều trị bệnh sỏi thận, đái buốt, đái rắt
- Tác dụng trị kiết lị, trĩ
- Điều trị ho, viêm tinh hoàn
- Tác dụng ích huyết, cường tâm, bổ tỳ vị, tiêu đàm, phá tích trệ, giải độc rượu
- Chữa mắt sinh màng mộng, thị lực giảm dần dẫn đến nhìn không rõ
- Giúp an thần, mát gan, ngủ ngon và sâu giấc hơn
- Chữa cảm nắng, say nắng
- Ngoài ra, Quả Dứa Dại còn hỗ trợ điều trị bệnh béo phì, tiểu đường, loãng xương và một số chứng bệnh thông thường khác
- Cách dùng – liều lượng
Có thể dùng dứa dại ở dạng sắc uống hoặc dạng đắp ngoài. Nếu dùng uống, bạn nên sử dụng theo liều lượng như sau:
- Quả dứa rừng: 30 – 40g/ ngày
- Đọt non cây dứa rừng: 20 – 30g/ ngày
- Rễ cây dứa rừng: 10 – 15g/ ngày
3. Một số bài thuốc chữa bệnh từ quả dứa dại
3.1. Bài thuốc thứ nhất:
Lá dứa dại đem rửa sạch, cắt thành từng khúc và phơi khô nhưng đảm bảo vẫn còn màu xanh. Sau đó, lấy 10 lá dứa nấu với 2.5 lít nước sôi. Trong quá trình nấu, lượng nước còn lại chừng 2 lít là có thể dùng được. Tuy nhiên, 2 lít nước lá dứa này bạn uống hết trong một ngày và uống trước mỗi bữa ăn chừng 20 phút.
Nếu một ngày ăn 3 bữa thì mỗi lần uống 0,7 lít nước lá dứa. Bạn nên sử dụng thường xuyên trong khoảng 1-3 tuần thì tác dụng của lá dứa mới bắt đầu có kết quả.
3.2. Bài thuốc thứ hai: quả dứa dại chữa bệnh tiểu đường
Ở bài thuốc này, chúng ta cần lá dứa. Lá dứa dại đem rửa sạch, cắt thành khúc và phơi khô. Tiếp đến, hãm với nước nóng uống như trà bình thường.
Khi dùng bài thuốc lá dứa chữa bệnh tiểu đường, bạn nên ghi số lượng uống và thời gian uống để theo dõi tình hình của đường huyết. Khi sử dụng được một tuần, bạn nên đo đường huyết để điều chỉnh lượng lá dứa cho phù hợp mặc dù lá dứa lành tính. Thời gian đầu mới sử dụng, nhiều người có tâm lý uống càng nhiều thì càng nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng một lương nhỏ lá dứa khi mới bắt đầu sử dung và sau đó tăng dần lượng lá dứa.
Công dụng của dứa dại rất nhiều, dứa dại cũng nên có trong thực đơn của mỗi gia đình. Với những chia sẻ kiến thức hữu ích của loài cây này, sẽ góp phần giúp bạn đồng hành cùng với căn bệnh tiểu đường trong thời gian dài, giúp bạn an tâm hơn với chỉ số đường huyết của mình. Tuyệt đối đừng chủ quan với căn bệnh này bạn nhé.
3.3. Các bài thuốc khác trị bệnh từ lá, rễ, quả, hạt và thân cây dứa dại
- Bài thuốc trị đau nhức do chấn thương
- Chuẩn bị: Rễ dứa dại.
- Thực hiện: Đem giã nát và đắp lên chỗ bị thương, sau đó cố định lại. Thay băng 1 lần/ ngày.
- Bài thuốc trị chứng xơ gan cổ trướng và phù thũng
- Chuẩn bị: Cỏ lưỡi mèo và rễ cỏ xước mỗi vị từ 20 – 30g, rễ dứa rừng 30 – 40g.
- Thực hiện: Sắc uống, dùng 1 thang/ ngày.
- Bài thuốc trị ho do cảm mạo
- Chuẩn bị: Hoa dứa rừng 4 – 12g hoặc dùng quả dứa rừng 10 – 15g.
- Thực hiện: Đem sắc nước uống, dùng liên tục cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.
- Bài thuốc trị chứng phù thũng, tiểu buốt, tiểu ra sỏi, máu,…
- Chuẩn bị: Thân non của cây dứa dại 15 – 20g.
- Thực hiện: Sắc uống, dùng thay nước trà hằng ngày.
- Bài thuốc trị chân tay vật vã, nóng, người bồn chồn
- Chuẩn bị: Cỏ bấc đèn 6g, xích tiểu đậu 30g, búp tre 15 cái và đọt non của cây dứa dại 30g.
- Thực hiện: Sắc lấy nước uống.
- Bài thuốc trị vết loét sâu gây hoại tử xương
- Chuẩn bị: Đọt dứa dại.
- Thực hiện: Giã và đắp vào vết thương. Bài thuốc này có tác dụng hút mủ và tăng tốc độ hồi phục vết thương.
- Bài thuốc trị chân tay lở loét lâu ngày
- Chuẩn bị: Đậu tương và đọt non của cây dứa rừng, các vị bằng lượng nhau.
- Thực hiện: Đem giã nát và đắp vào chỗ lở loét. Thực hiện hằng ngày để chống nhiễm trùng và làm liền vết loét.
- Bài thuốc trị bệnh lòi dom (bệnh trĩ)
- Chuẩn bị: Rễ và đọt non của cây dứa dại.
- Thực hiện: Giã và đắp lên búi trĩ liên tục trong vòng 30 ngày.
- Bài thuốc giúp bồi bổ sức khỏe
- Chuẩn bị: Quả dứa rừng.
- Thực hiện: Thái lát mỏng và ngâm rượu uống.
- Bài thuốc trị bệnh tiểu đường, tiểu buốt và đục
- Chuẩn bị: Quả dứa rừng khô 20 – 30g.
- Thực hiện: Thái nhỏ và hãm với nước uống thay trà.
- Bài thuốc trị bệnh viêm gan do siêu vi
- Chuẩn bị: Nhân trần, quả dứa dại, cốt khí củ mỗi vị 12g, cam thảo 4g, ngũ vị tử 6g, trần bì và diệp hạ châu mỗi vị 8g.
- Thực hiện: Đem sắc với 1 lít đun còn 450ml. Mỗi lần dùng 150ml, ngày dùng 3 lần, nên uống thuốc khi bụng đói.
Vậy quả dứa dại có tác dụng gì? Cây dứa dại được áp dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên có một số tác tác dụng của loại cây này như thu nhỏ kích thước sỏi lại chưa thực sự được chứng minh trên phương diện khoa học. Vì vậy bạn nên tham vấn y khoa trước khi thực hiện để phòng ngừa những rủi ro không đáng có.