Bác sĩ cảnh báo cách rửa đũa cực nguy hiểm mà nhiều gia đình vẫn làm

Sức khỏe 25/01/2023 05:55

Bệnh tật đôi khi có thể xuất phát từ thứ mà chúng ta không ngờ tới, tưởng sạch sẽ, được rửa sạch hàng ngày nhưng thực chất lại chứa vô vàn loại vi khuẩn - đôi đũa.

Lăn bó đũa qua lại trong lòng bàn tay có thể là cách nhiều người rửa đũa, đặc biệt là trong những ngày Tết nhiều cỗ bàn, nhưng các chuyên gia cho rằng cách rửa đũa này không an toàn cho sức khỏe. Nếu trên đũa có hoa văn thì chất kim loại nặng dùng để cố định màu sẽ bị bong ra do ma sát, nếu đũa có rãnh thì toàn bộ thân đũa sẽ bị cọ qua cọ lại, không làm sạch hết được chất bẩn.

Nên rửa từng chiếc đũa thay vì sát bó đũa vào nhau

Nhận định về thói quen này, TS. BS. Hoàng Minh Đức, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: "Khi cầm bó đũa chà xát vào nhau thay vì dùng tay hoặc khăn/bọt biển rửa bát để làm sạch từng chiếc đũa một, lực ma sát giữa các cạnh của chiếc đũa tạo ra vết xước nhỏ trên đũa. Điều này vô tình khiến cho việc tẩy rửa, làm sạch đũa trở nên khó khăn hơn do thức ăn dễ tồn đọng trong các kẽ hở này, lâu ngày vi khuẩn có thể phát triển bên trong các kẽ hở này, chúng sinh ra các chất độc hoặc nấm mốc, chẳng hạn như aflatoxin - chất độc có thể làm tăng nguy cơ ung thư, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy và nôn mửa".

Bác sĩ cảnh báo cách rửa đũa cực nguy hiểm mà nhiều gia đình vẫn làm - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Tổ quốc

Theo báo cáo của Thời báo Tự do (Đài Loan, Trung Quốc), việc cọ rửa 1 bó đũa bằng cách chà sát chúng vào nhau hoàn toàn không phải là một phương pháp tốt, các chuyên gia cho rằng bất kỳ chất liệu nào của đũa đã qua sử dụng nên được làm sạch riêng lẻ và nên sử dụng phần xốp của miếng cọ rửa bọt biển để cọ rửa qua lại. Đặc biệt là đũa tre, đũa gỗ, nếu dùng phần thô ráp của miếng cọ rửa cọ mạnh đũa sẽ để lại nhiều vết xước li ti trên đũa, tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút ẩn náu dễ dàng hơn. Sử dụng phần bọt biển sẽ không làm hỏng bất kỳ vật liệu nào, lau đũa cẩn thận từng chiếc một để rửa sạch vết dầu và nước bọt.

Nếu đầu đũa được thiết kế có rãnh hoặc lỗ, chúng nên được làm sạch dọc theo các đường nối nhỏ để tăng cường độ sạch. Li Zhengda, giáo sư trợ lý của Khoa Sức khỏe và Dinh dưỡng tại Đại học Khoa học và Công nghệ Fuying (Đài Loan, Trung Quốc), đã từng kiểm tra đũa và phát hiện ra rằng hàm lượng vi khuẩn trong đũa gỗ, đũa tre và đũa giả sứ vẫn vượt quá giá trị tiêu chuẩn là 200 đơn vị sau khi làm sạch.

Hàm lượng vi khuẩn cao nhất của đũa gỗ đã rửa sạch là 660 đơn vị, cao gấp 3,3 lần so với tiêu chuẩn an toàn. Đũa tre có rãnh có hàm lượng vi khuẩn sau khi làm sạch là 13.000 đơn vị, cao gấp 37 lần so với đũa tre thông thường chỉ có 350 đơn vị. Nếu quy đổi đơn vị ra số lượng vi khuẩn thì mỗi gam chứa khoảng 1 tỷ vi khuẩn, đũa tre có hoa văn rỗ bẩn gấp 7-8 lần bệ ngồi toilet.

Thử nghiệm rửa đũa không giải thích được cách rửa đũa như thế nào mà chỉ chỉ ra rằng sau khi rửa vẫn còn rất nhiều vi khuẩn, nguyên nhân là do nhiều cặn thức ăn như canh, mắm còn ẩn trong các kẽ hở của gỗ, tre, nứa, và sứ giả. Do đó, không nên cọ rửa cả bó đũa mà nên dùng miếng bọt biển để làm sạch từng chiếc đũa.

Bác sĩ cảnh báo cách rửa đũa cực nguy hiểm mà nhiều gia đình vẫn làm - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Tổ quốc

Đũa đã rửa sạch trước tiên nên đặt ở nơi thoáng gió, xả hết nước. Không nên cho vào tủ đựng đũa hoặc máy sấy bát mà chưa sấy khô, nếu không lâu ngày đũa sẽ bị mốc, đen.

Khử trùng đũa mỗi tuần một lần và loại bỏ chúng nếu chúng bị mốc

Ngoài ra, có cần thay đũa không? Hay bao lâu thì phải thay? Các chuyên gia chỉ ra rằng khi có vết trầy xước hoặc đốm trên bề mặt đũa, bạn nên tránh dùng chúng. Đũa gỗ, tre nếu có cạnh thô ráp dễ sinh sôi vi khuẩn thì không nên dùng lại, những chiếc đũa không có vấn đề gì cũng nên được khử trùng thường xuyên, mỗi tuần một lần để tránh vi khuẩn xấu xâm nhập qua đường miệng. Khi phát hiện đũa có dấu hiệu bị nấm mốc, nên vứt chúng đi càng sớm càng tốt.

Bác sĩ cảnh báo cách rửa đũa cực nguy hiểm mà nhiều gia đình vẫn làm - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Tổ quốc

Cách khử trùng đũa đúng cách, kể cả đũa tre, đũa gỗ và đũa inox, đầu tiên cho đũa vào nồi nước lạnh, sau đó đun sôi nước, vớt đũa ra, để ráo nước. Đặt đũa ở nơi thoáng gió cho khô trước khi cho vào tủ đựng đũa hoặc máy sấy bát. Đũa tre, đũa gỗ không nên cho vào máy rửa chén, những chất liệu này dễ ngấm nước, ẩm mốc, sau khi sử dụng phải rửa sạch và để ráo nước.

Ngoài ra, chọn đũa phù hợp cũng rất quan trọng. Đũa có màu sắc càng đơn giản càng tốt, trên thân đũa cố gắng không có rãnh, lỗ để không bị bẩn. Không nên chọn những loại đũa có màu sắc sặc sỡ, in hoa văn vì chúng có thể chứa kim loại nặng như bột màu, có thể đi vào cơ thể sau thời gian dài sử dụng. Nếu bạn chọn đũa inox thì hãy dùng loại inox 304 đáp ứng các thông số kỹ thuật. Khi thời tiết nồm ẩm cần để nơi cất giữ đũa khô ráo tránh vi khuẩn, nấm mốc phát triển.

2 hành vi khi ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng mất trí nhớ, chủ quan bỏ qua bệnh càng nặng

Có nhiều loại sa sút trí tuệ khác nhau, trong đó chứng mất trí nhớ thể Lewy là loại chứng mất trí tiến triển phổ biến thứ hai sau bệnh Alzheimer.

TIN MỚI NHẤT