Ăn khoai mì có tốt không? Những lợi ích bất ngờ từ khoai mì

Sức khỏe 25/07/2020 10:01

Khoai mì còn gọi là củ sắn là một loại củ rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Đây cũng là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Vậy ăn khoai mì có tốt không?

Ăn khoai mì có tốt không? Củ khoai mì có chứa nhiều thành phần đem lại lợi ích tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại củ này cũng có thể gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe con người nếu không biết cách chế biến, đặc biệt là khi ăn sống hoặc ăn quá nhiều. Trong bài viết này, mời bạn cùng Phunugiadinh đi tìm hiểu lợi ích của khoai mì và một số tác dụng phụ từ loại thực phẩm này.

an khoai mi co tot khong 1
Ăn khoai mì có tốt không? - Ảnh minh họa: Internet

Thành phần dinh dưỡng trong khoai mì

Khoai mì là loại củ rất giàu carbohydrate. Cứ 100g khoai mì luộc lại chứa 112 calo. 98% lượng calo này được tạo ra từ carbohydrate, lượng calo còn lại là đến từ lượng nhỏ chất béo và protein. Bên cạnh đó, khoai mì còn cung cấp cho cơ thể con người hàm lượng chất xơ, khoáng chất và một số vitamin cần thiết. Trong 100g khoai mì luộc có chứa các chất dinh dưỡng cụ thể như sau:

  • 27g Carbohydrate,
  • 1g Chất xơ.
  • Vitamin B1: 20% nhu cầu cơ thể/ngày.
an khoai mi co tot khong 2
Thành phần dinh dưỡng trong khoai mì - Ảnh minh họa: Internet
  • Phốt pho: 5% nhu cầu cơ thể/ngày.
  • Canxi: 2% nhu cầu cơ thể/ngày.
  • Vitamin B2: 2% nhu cầu cơ thể/ngày.
  • Sắt, vitamin B3, vitamin C,...

Ăn khoai khoai mì có tốt không? Ăn khoai mì có tác dụng gì?

Hỗ trợ giảm cân

Khoai mì giàu chất xơ nhưng lại ít calo nên rất có lợi cho những người muốn giảm cân. Hàm lượng chất xơ khiến bạn no lâu, giảm cảm giác thèm ăn, kiểm soát cân nặng hiệu quả.

an khoai mi co tot khong 3
Khoai mì giàu chất xơ nhưng lại ít calo, rất có lợi cho giảm cân - Ảnh minh họa: Internet

Giảm đau đầu

Theo một nghiên cứu đã được công bố, khoai mì có chứa vitamin B2 và riboflavin giúp giảm đau đầu, chứng đau nửa đầu. 

Chữa tiêu chảy

Khoai mì có chứa các chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các vi khuẩn gây hại đến dạ dày, từ đó giảm hẳn các triệu chứng bệnh tiêu chảy.

Cải thiện thị lực

Một trong các lợi ích khác mà khoai mì mang lại cho con người chính là bảo vệ sức khỏe đôi mắt. Khoai mì cung cấp vitamin A và lượng khoáng chất cần thiết giúp tăng thị lực đồng thời ngăn chặn tình trạng thị lực kém ở tuổi già.

an khoai mi co tot khong 4
Khoai mì cung cấp vitamin A và lượng khoáng chất cần thiết giúp tăng thị lực - Ảnh minh họa: Internet

Tẩy giun sán

Ăn khoai mì có thể hạn chế sự quấy phá của những con giun sán đáng ghét trong ruột và dạ dày.

Tăng cảm giác ngon miệng

Lượng chất xơ và carbohydrate trong khoai mì giúp bạn lấy lại sự thèm ăn nhanh chóng. Nếu cảm thấy mệt mỏi, chán nản, chán ăn thì hãy thêm một ít khoai mì trong chế độ ăn nhé.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Khoai mì có chứa lượng chất xơ không hòa tan, giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa thông qua cơ chế hấp thụ chất động tích tụ trong ruột đồng thời giảm tình trạng viêm trong đường tiêu hóa (nếu có).

an khoai mi co tot khong 5
Khoai mì có chứa lượng chất xơ không hòa tan giúp cải thiện hệ tiêu hóa - Ảnh minh họa: Internet

Bổ sung năng lượng

Khoai mì giàu carbohydrate giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể con người, từ đó cải thiện chức năng não bộ, đẩy lùi trạng thái ù lì, lờ đờ.

Giảm huyết áp

Khoai mì còn có lợi cho sức khỏe hệ thần kinh, tăng cường cơ bắp chắc khỏe nhờ loại protein giúp nuôi dưỡng các mô. Bên cạnh đó, ăn khoai mì còn giúp giảm huyết áp nhờ lượng chất xơ dồi dào.

Bà bầu ăn khoai mì có tốt không?

Khoai mì có nhiều lợi ích như vậy, tuy nhiên bà bầu có nên ăn khoai mì hay không? Câu trả lời là không vì trong thành phần của khoai mì có chứa axit cyanhydric có thể gây ngộ độc và mức độ gây ngộ độc phụ thuộc vào hàm lượng HCN cao hay thấp. Việc mẹ bầu ăn khoai mì có thể gây ngộ độc và ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí là tử vong. Nếu quá thèm, mẹ bầu có thể ăn một miếng sắn nhưng tốt nhất là không nên ăn.

an khoai mi co tot khong 6
Khoai mì có chứa axit cyanhydric có thể khiến bà bầu bị ngộ độc - Ảnh minh họa: Internet

Buổi sáng ăn khoai mì có tốt không? Ăn sắn như thế nào cho an toàn?

Ngày nay có nhiều người chọn sắn luộc trong bữa ăn sáng của mình. Nếu ăn 1 củ thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, bạn chú ý là không nên ăn quá nhiều sắn, không nên ăn sắn khi bụng đang đói, đặc biệt cần chọn sắn tươi, cắt bỏ 2 đầu (do đầu sắn có chứa nhiều độc tố). Chú ý ngâm sắn trong nước và rửa thật sạch trước khi luộc sắn. Khi luộc, hãy mở nắp nồi thường xuyên để loại bỏ bớt độc tố ra ngoài.

Chú ý là tuyệt đối không được ăn sắn sống cũng không được ăn sắn đã để quá lâu. Chú ý: Bên cạnh sắn thì còn có rất nhiều loại thực phẩm tương tự cũng rất bổ dưỡng như ngô, khoai, bánh mì, ngũ cốc,... 

Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi ăn khoai mì có tốt không. Mong rằng bài viết trên hữu ích đối với cuộc sống của tất cả mọi người, có thêm những kiến thức dinh dưỡng quý báu.

Cơ thể sẽ thay đổi thế nào nếu thường xuyên ăn khoai lang?

Cơ thể chúng ta cần vitamin A để có thể chống lại các bệnh nhiễm trùng khác nhau và tăng khả năng chống nhiễm trùng về sau.

TIN MỚI NHẤT