Vẩy tay tại nhà sáng, tối đều đặn 30 phút mỗi ngà giúp cho cơ thể luôn thoải mái, khỏe mạnh.
- Dấu hiệu khi ăn cảnh báo bệnh tiểu đường 'gõ cửa'
- Hy hữu: Vòng tránh thai lạc chỗ xuyên thủng đại tràng người phụ nữ, bác sĩ cảnh báo những nguy hiểm
Vẩy tay hay vung tay là một trong những biện pháp phòng chống bệnh tật không dùng thuốc của y học phương Đông có lịch sử khá lâu đời.
Tập đều đặn động tác này có tác dụng nâng cao công năng hoạt động của các tạng phủ, hành khí hoạt huyết, khơi thông kinh mạch, từ đó nâng cao chính khí (sức đề kháng) giúp cơ thể tăng cường khả năng phòng chống bệnh tật.
Cách tập như sau:
Thế đứng: Đứng thật ngay thẳng như đứng chào cờ, mắt nhìn chăm chăm vào một điểm, hai bàn chân đặt song song chiếu thẳng hai vai, các ngón chân bấm chặt xuống đất, như đứng chỗ đất trơn, sợ ngã. Phần từ chân đến hông lên gân thật cứng, còn phần trên để lỏng lẻo. Các ngón tay để mở tự nhiên, úp về phía sau.
Động tác:
- Hai tay giơ lên nửa chừng, hít thở mạnh đồng thời thót hậu môn (như khi nhịn đại tiện). Bụng sẽ thót vào và ngực nở ra, nâng các bộ phận trong bụng lên và vận động tim phổi. Đó là vận nội công. Lại nhẹ nhàng buông hai tay xuống ấp vào đùi. Từ đây hất hai tay thật mạnh ra sau và lên trên rồi lại buông xuống nhẹ nhàng. Thế là xong một động tác, đếm là một.
- Tiếp tục động tác đó và đếm. Tập như thế và đếm tiếp cho đến mệt (được bao nhiêu động tác đó tùy theo sức mình) và có thể nghỉ. Thở nhẹ nhàng để hồi sức, rồi lại tiếp tục và đếm, cho đến khi nghỉ hẳn.
Khi vẩy tay cần nhớ “lên không, xuống có”, nghĩa là lấy sức vẩy tay về phía sau, khi tay trở lại phía trước là do quán tính mà không dùng sức đưa ra trước. “Trên ba, dưới bảy” là nguyên tắc tập cho phần cơ thể trên thả lỏng chỉ độ 3 phần khí lực, phần cơ thể dưới lấy sức tới bảy phần thể lực. "Nguyên tắc này phải thấu hiểu đầy đủ thì hiệu quả tập mới tốt", bác sĩ Khang hướng dẫn.