Tác hại của thiếu ngủ với sức khỏe có thể rất đáng lo ngại. Dưới đây là 8 ảnh hưởng tiêu cực nếu bạn thường xuyên ngủ dưới 7 tiếng mỗi ngày
- Biến thể mới của COVID-19: Các triệu chứng XBB.1.5 'giống cảm lạnh hơn', đang lây lan cực nhanh chóng
- Chuyên gia Bạch Mai cảnh báo thói quen uống rượu cực kỳ nguy hiểm ở người trẻ
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất cung cấp thông tin, không thể thay khuyến cáo của chuyên gia.
Thiếu ngủ là gì?
Thiếu ngủ xảy ra khi bạn không ngủ đủ giấc.
Theo nghiên cứu, người trưởng thành cần ngủ từ 7 - 9 tiếng. Cơ thể chúng ta cần được nghỉ ngơi, cũng như cần không khí để thở hoặc nước và thức ăn để hoạt động bình thường. Trong khi ngủ, bộ não của chúng ta tạo ra các kết nối mới, cơ thể chúng ta thư giãn và tự chữa lành vết thương.
Có nhiều yếu tố có thể khiến một người không ngủ đủ giấc:
- Do công việc: nhất là đối với những người làm việc theo ca, những người làm nhiều việc cùng lúc hoặc phải tăng ca nhiều giờ.
- Môi trường ngủ kém.
- Do lựa chọn: đôi khi chỉ vì muốn xem chương trình TV yêu thích hoặc đi tiệc tùng muộn với bạn bè mà chúng ta không ngủ đủ giấc.
- Do rối loạn giấc ngủ hoặc các bệnh khác: rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất là mất ngủ, ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên,...
Tác hại của thiếu ngủ với sức khỏe
Giấc ngủ giúp hầu hết tất cả các hệ thống của cơ thể con người hoạt động bình thường.
Do đó, thiếu ngủ kéo dài có thể gây ra một loạt các vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần.
1. Tác hại của thiếu ngủ: Tăng cân
Thiếu ngủ gây tăng cân
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người không ngủ đủ giấc bắt đầu tiêu thụ nhiều calo và carbohydrate hơn.
Điều này dẫn đến tăng cân và khó kiểm soát vóc dáng.
2. Nguy cơ tiểu đường
Thiếu ngủ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Tác hại của thiếu ngủ thứ hai là ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu của cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa như tiểu đường.
3. Thay đổi tâm trạng
Thiếu ngủ làm thay đổi tâm trạng
Thiếu ngủ có thể khiến chúng ta nóng nảy, ủ rũ và cực kỳ dễ xúc động.
Thiếu ngủ làm giảm khả năng miễn dịch
Trong khi ngủ, hệ thống miễn dịch của chúng ta tạo ra các chất bảo vệ có thể chống lại nhiễm trùng. Một số loại trong đó được gọi là kháng thể và cytokine. Chúng giúp cơ thể chúng ta chống lại virus và vi khuẩn.
Nếu không ngủ đủ giấc, hệ thống miễn dịch của chúng ta có thể ngừng sản xuất các chất bảo vệ. Cơ thể có thể không đủ khả năng chống lại những kẻ xâm lược.
5. Nguy cơ bệnh tim
Thiếu ngủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Giấc ngủ giúp chúng ta duy trì sức khỏe của tim và mạch máu. Nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong khả năng sửa chữa và chữa lành các bộ phận của hệ thống tim mạch.
Nếu không ngủ đủ giấc, chúng ta sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, bệnh mạch vành hoặc đau tim.
6. Nguy cơ bị tai nạn giao thông
Tình trạng buồn ngủ vào ban ngày làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông khi lái xe cũng như các chấn thương khác do bị suy giảm sự tập trung.
7. Mất cân bằng nội tiết tố
Thiếu ngủ gây mất cân bằng hormone
Giấc ngủ ngon giúp cơ thể chúng ta sản xuất và điều hòa nội tiết tố (hormone).
Đó là lý do tại sao thiếu ngủ kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về nội tiết tố.
8. Các vấn đề về da
Vào ban đêm khi đi ngủ, làn da của con người được phục hồi và cơ thể sản xuất các hormone duy trì làn da khỏe mạnh.
Giấc ngủ cũng giúp da thư giãn, tăng sản xuất collagen giúp da đàn hồi và mịn màng hơn.
Thiếu ngủ làm mất cân bằng chất lỏng và khiến da khô, sạm. Khả năng nổi mụn trứng cá và phản ứng dị ứng tăng lên. Quầng thâm xuất hiện dưới mắt và làn da mất đi sự mịn màng.
Trên đây là một số tác hại của thiếu ngủ đối với sức khỏe.
(Theo 5MC)