Cholesterol cao có thể gây áp lực đến tim mạch, dẫn đến hàng loạt chấn động trong cơ thể khiến nó trở thành mối quan tâm sức khỏe hàng đầu.
- Lão hóa khiến trái tim chịu nhiều áp lực, từ xơ cứng đến huyết áp cao, gánh nặng chồng chất
- Da ngứa, nổi phát ban bất thường coi chừng là báo hiệu khẩn cấp của bệnh thận đã xâm lấn trầm trọng
Trái ngược với những gì hầu hết mọi người tin tưởng, cholesterol không hẳn là xấu. Trên thực tế, nó là một chất cần thiết để xây dựng các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Có hai loại cholesterol là cholesterol LDL (lipoprotein mật độ thấp) và cholesterol HDL (lipoprotein mật độ cao).
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) giải thích rằng LDL hoặc cholesterol "xấu" chiếm phần lớn lượng cholesterol trong cơ thể bạn, trong khi HDL hoặc cholesterol "tốt" hấp thụ cholesterol trong máu và mang nó trở lại gan. Mặc dù mức cholesterol LDL cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, nhưng cholesterol HDL có thể làm giảm nguy cơ tương tự.
Điều đó nói lên rằng, quan trọng là bạn phải kiểm tra mức cholesterol LDL của mình. Dưới đây là những điều mà bạn nên để tâm.
Ăn một chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa
Cholesterol cao xảy ra khi có quá nhiều chất béo gọi là cholesterol trong máu. Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), nguyên nhân chủ yếu là do ăn đồ béo, không tập thể dục đủ, thừa cân, hút thuốc và uống rượu.
Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa hoặc đường tinh chế có thể làm tăng đáng kể mức cholesterol LDL của bạn, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Một số loại thuốc
Theo báo cáo của VeryWell Health, có một số loại thuốc cũng có thể làm tăng mức cholesterol LDL của bạn. Chúng bao gồm các loại thuốc như thuốc lợi tiểu thiazide, estrogen và progesterone, thuốc chống loạn thần không điển hình, thuốc chẹn beta và một số loại thuốc điều trị HIV.
Thói quen không lành mạnh có thể làm tăng mức cholesterol 'xấu'
Khi nói đến việc điều chỉnh mức cholesterol, bạn phải hạn chế một số thói quen không lành mạnh. Theo CDC, cần phải bỏ thuốc lá, tránh uống rượu, tăng cường hoạt động thể chất thường xuyên và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Không theo kịp có thể khiến một người có nguy cơ tăng mức cholesterol không lành mạnh.
Coi chừng những tình trạng y tế sau: hãy giữ chúng trong tầm kiểm soát
Ngoài các yếu tố lối sống như hút thuốc, chế độ ăn uống không lành mạnh và thiếu tập thể dục, một tình trạng tiềm ẩn, chẳng hạn như huyết áp cao hoặc bệnh tiểu đường cũng có thể góp phần làm tăng mức cholesterol trong máu. Các điều kiện y tế khác có thể làm tăng thêm các biến chứng bao gồm béo phì, bệnh thận và suy giáp.
Có tiền sử gia đình bị cholesterol cao
Theo CDC, cholesterol cao có thể di truyền trong gia đình. Tờ US giải thích rằng "Một số người có một tình trạng di truyền được gọi là FH. Tình trạng này gây ra mức cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL, hoặc "xấu") rất cao bắt đầu từ khi còn trẻ, nếu không được điều trị, sẽ tiếp tục xấu đi theo tuổi tác".
Bước tiếp theo là nói chuyện với bác sĩ và làm các xét nghiệm thường xuyên để kiểm soát mức cholesterol.
Theo Times of India