Chúng ta thường hay quan tâm bệnh ở các vị trí da hay một số bộ phận trên cơ thể mà quên đi móng. Tuy nhiên, ở phần móng có những biểu hiện như: sậm màu cạnh móng, vệt tối ở màu móng, chẻ móng có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư.
- 3 loại "thuốc trường sinh" tốt nhất trên thế giới nhưng hoàn toàn miễn phí, ai cũng có thể sử dụng được
- Loại rau ‘bán đầy chợ’ được phụ nữ Nhật yêu thích, giúp trái tim khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ
Theo các bác sĩ, mặc dù hiếm gặp, những dấu hiệu trên móng tay, móng chân có thể là cảnh báo về bệnh ung thư. Trong đó, có loại ung thư da nguy hiểm nhất: Ung thư tế bào hắc tố (melanoma). Ung thư da hắc tố (những tên gọi khác bao gồm: ung thư hắc tố da, ung thư sắc tố, u hắc tố da) là bệnh lý nguy hiểm ở da. Hiệp hội Ung thư Mỹ cũng chỉ rõ, tỷ lệ sống sót sau 5 năm với bệnh ung thư hắc tố ở móng là khoảng 77%.
Sau đây là các biểu hiện về móng có vấn đề mà chúng ta cần quan tâm để phát hiện bệnh:
- Đường hoặc vệt tối màu ở móng: Trông giống như một dải màu nâu hoặc đen ở trên móng, thường xuất hiện ở ngón tay cái hoặc ngón chân cái.
- Vùng da sậm màu cạnh móng: Khi vùng da quanh móng xuất hiện màu nâu hoặc đen, đây là dấu hiệu của ung thư tế bào hắc tố đang tiến triển.
- Ly tách móng: Móng bị tách khỏi móng tay hoặc chân. Dấu hiệu này chứng tỏ phần đĩa móng đã bị tách khỏi giường móng.
- Chẻ móng: Dấu hiệu móng tay, chân bị chẻ ra ở giữa.
- Nốt hoặc u bên dưới móng: Phát hiện dấu hiệu này khi có vệt hoặc dải màu trên móng khác với phần còn lại. Bác sĩ cũng cảnh báo các bệnh biểu hiện trên móng thường gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt với nữ giới. Tuy nhiên, người trẻ vẫn có thể đối diện với nguy cơ này.
Hiểu về ung thư da hắc tố sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Cách để ngừa ung thư da qua các dấu hiệu ở móng
- Tránh ánh nắng mặt trời vào giữa ngày: Từ sau 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều là thời điểm tia cực tím mạnh nhất. Do đó, cần tránh hoạt động dưới trời nắng trong thời gian này ngay cả khi trời nhiều mây.
- Sử dụng kem chống nắng: Chọn kem chống nắng phổ rộng có SPF ít nhất là 30, dùng ngay cả trong những ngày nhiều mây. Nên bôi lại sau mỗi 2 giờ hoạt động ngoài trời hoặc khi đi bơi hay đổ mồ hôi nhiều.
- Mặc quần áo, vật dụng bảo vệ: Che kín cánh tay và chân, đội mũ rộng vành và đeo kính râm khi đi dưới trời nắng để hạn chế tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím.
- Không nên dùng giường tắm nắng nhân tạo hoặc các phương pháp điều trị bằng tia cực tím: Đèn sử dụng trong những giường tắm nắng nhân tạo có thể phát ra tia UV làm tăng nguy cơ ung thư da.
- Thường xuyên kiểm tra cơ thể để phát hiện những thay đổi bất thường như các nốt ruồi, tàn nhang, vết sưng và vết bớt. Cần lưu ý kiểm tra ở cả mặt, cổ, tai và da đầu, kẽ tay, kẽ chân, lòng bàn chân, bộ phận sinh dục và mông.
- Tránh các loại thuốc làm da nhạy cảm với ánh nắng: Một số loại thuốc, kể cả thuốc kháng sinh, có thể làm cho làn da của bạn nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu chúng làm tăng độ nhạy cảm da khi ra ngoài ánh nắng mặt trời, bạn hãy đổi thuốc hoặc cố gắng tránh ra ngoài trong quá trình dùng thuốc.
- Khám chuyên khoa về da: Nếu phát hiện tổn thương nghi ngờ hoặc có tiền sử gia đình có người mắc ung thư hắc tố, bạn nên đi khám để biết tình hình cụ thể.