Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, thực phẩm khi được luộc lên sẽ mang lại nhiều lợi ích bởi chúng giữ được nhiều vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng.
- Đây là “sát thủ vô hình” trong tủ lạnh của mỗi gia đình, nếu ăn phải có thể gây tử vong
- Cả 2 đứa con trong gia đình đều mắc ung thư gan, bác sĩ ứa nước mắt khuyên: 2 loại thực phẩm nên xuất hiện trên bàn ăn càng ít càng tốt
Các món luộc thường không được nhiều người yêu thích bởi chúng nhạt nhẽo, khó ăn và không ngon bằng các hình thức chế biến khác. Tuy nhiên, ăn đồ luộc lại là cách giúp chúng ta nâng cao sức khỏe tốt nhất bởi chúng không bị "nhiễm" chất béo từ dầu mỡ, làm giảm nguy cơ mắc bệnh và nạp thêm nhiều dưỡng chất hơn. Vậy cụ thể là thế nào?
Tại sao món luộc lại tốt cho sức khỏe?
Nếu bạn là một người thích ăn uống lành mạnh thì món luộc là lựa chọn tốt nhất. Luộc giúp bạn bảo toàn được giá trị dinh dưỡng tối đa của thực phẩm, còn chiên hay nướng sẽ làm phá hủy hầu hết các vi chất dưới nhiệt độ quá nóng. Bên cạnh đó, đồ luộc rõ ràng là ít gây béo hơn so với khi chiên lên, hạn chế nạp dầu mỡ vào người.
Các chuyên gia lý giải, khi bạn đun sôi thực phẩm, các hợp chất phức tạp trong thực phẩm sẽ phân hủy thành hợp chất đơn giản hơn, giúp dạ dày dễ tiêu hóa và hạn chế tích tụ mỡ thừa. Một số lợi ích sức khỏe của đồ luộc thường là giúp giảm cân, cải thiện kết cấu da, thúc đẩy sự phát triển của tóc, ngừa bệnh thận và bệnh dạ dày…
Vậy đâu là những thực phẩm tốt nhất khi được luộc lên? Theo các chuyên gia, bạn hãy luộc 4 món này để ăn thay vì chế biến bằng hình thức khác, vừa giúp chúng không bị ngấy mà còn bổ dưỡng gấp nhiều lần bình thường:
- Trứng
- Bông cải xanh
- Tôm
- Ngô
Cụ thể như sau:
1. Trứng
Trứng là một trong những thực phẩm được chế biến linh hoạt nhất, từ lòng trắng đến lòng đỏ đều có thể làm thành nhiều món khác nhau, từ đồ ngọt cho đến đồ mặn… Trứng luộc ngon, bổ mà lại rất dễ làm, chỉ cần mất vài phút là xong. Chúng sẽ khiến bạn cảm thấy no mà không nạp quá nhiều calo, rất hữu ích nếu chị em đang muốn giảm cân nhanh.
Với phụ nữ đang mang thai nói riêng, protein trong trứng luộc sẽ hoạt động với vitamin D trong cơ thể, giúp thúc đẩy sự phát triển chung của thai nhi và hỗ trợ thai phụ luôn khỏe mạnh. Choline trong trứng luộc còn giúp điều chỉnh não bộ, hệ thần kinh, sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Dù trứng luộc bổ dưỡng nhưng không phải cứ ăn nhiều là tốt, nếu lạm dụng sẽ làm tăng gánh nặng cho quá trình trao đổi chất. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn nhiều nhất là mỗi ngày 1 quả. Bạn nên ăn trứng luộc rắc thêm một chút tiêu để tăng cường dưỡng chất.
2. Bông cải xanh
Bông cải xanh không chỉ hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh ung thư, ngừa thoái hóa khớp mà còn là "trợ thủ" nâng cao sắc đẹp cho phụ nữ. Chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng bao gồm chất xơ, vitamin C, vitamin K, sắt và kali… khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển đến để nuôi dưỡng các cơ quan, bao gồm cả làn da và mái tóc.
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng, việc ăn 2 phần bông cải xanh luộc hàng ngày sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư ruột, ung thư dạ dày, ung thư trực tràng và ung thư phổi xuống 50%. Chưa hết, indol và sulforaphane chứa trong bông cải xanh luộc cũng ngăn ngừa ung thư vú và ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
Ăn bông cải xanh luộc còn là cách giúp trẻ hóa làn da tự nhiên và dưỡng da từ sâu bên trong nhờ vitamin C, B, E và beta-carotene dồi dào. Bạn nên thêm loại rau này vào khẩu phần ăn hàng ngày, nhưng hãy nhớ đừng luộc kỹ quá vì sẽ làm mất dinh dưỡng, chỉ cần chần sơ trong vài phút là được rồi.
3. Tôm
Tôm là một trong những loại hải sản phổ biến nhất trên thế giới. Chúng chứa lượng protein dồi dào, khoáng chất và có hàm lượng chất béo thấp nên không gây tăng cân nhiều. Một số nghiên cứu đã chứng minh loại hải sản này có tính chống ung thư nhờ sở hữu một lượng lớn hợp chất chống oxy hóa, chống viêm và chống suy nhược tốt.
Tôm và các loại hải sản khác đều tốt gấp bội khi luộc chín, vừa giúp giữ nguyên dưỡng chất mà còn giữ được hương vị tươi ngon vốn có. Hãy thêm tôm luộc vào các món súp hay canh để dễ ăn hơn, hoặc chấm với muối tiêu chanh đều được. Tuy nhiên, người lớn không ăn quá 100g tôm mỗi ngày và ở trẻ em là 50g/ngày.
Thêm vào đó, luộc tôm cũng là cách giúp hạn chế tối đa lượng giun sán và ký sinh trùng xâm nhập vào người gây ngộ độc. Phụ nữ vừa sinh xong cũng không nên ăn tôm vì dễ gây khó tiêu và hình thành sẹo lồi mất thẩm mỹ. Khi bị ho cũng không nên ăn tôm vì mùi tanh của tôm sẽ làm bệnh ngày càng nặng và lâu khỏi hơn.
4. Ngô (bắp)
Ngô luôn được xem là một trong những lương thực quan trọng của con người, nó chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe. Cụ thể, ngô giàu chất xơ không hòa tan giúp cơ thể thải độc tố ra ngoài bằng nước tiểu, đồng thời kích thích các lợi khuẩn trong đường ruột phát triển. Từ đó làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề ở ruột, bao gồm cả ung thư ruột kết.
Ngoài ra, lượng vitamin E trong ngô còn có tác dụng thúc đẩy phân chia tế bào, ngăn ngừa hình thành nếp nhăn trên da và hạn chế vết chân chim, nám, sạm da… Bạn nên ăn ngô luộc để bảo toàn dưỡng chất có trong ngô, hạn chế chiên mỡ hành hay xào bơ vì dễ gây béo phì.