Cả thế giới sợ căn bệnh này nhưng thường mắc phải 3 thói quen quan trọng: Phá hủy 'nhà máy lọc nước', gây bệnh nặng.
- Độc không kém 'thạch tín', 4 thói quen nấu nướng trong bếp vô tình dẫn đến ung thư phổi, thường gặp nhất là số 1
- Mổ bắt bé gái nặng 5kg trong tình trạng mẹ tiền sản giật, nguy cơ vỡ tử cung
Vai trò của thận trong cơ thể
Theo Tuổi Trẻ, thận tuy nhỏ bé nhưng lại đảm nhận vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người.
Thông thường cơ thể chúng ta có 2 quả thận (có trường hợp ngoại lệ chỉ có 1 quả), hình quả thận giống như hạt đậu. Chúng nằm giữa lưng, dưới lồng ngực, ở hai bên xương sống.
Thận làm nhiệm vụ lọc máu và chất lỏng trong cơ thể bằng hàng triệu tiểu cầu thận “tinh vi”. Trong quá trình lọc, thận sẽ đào thải các chất độc và nước qua đường tiết niệu, cân bằng môi trường axit/kiềm. Một khi chức năng của thận bị suy giảm, không đảm nhiệm được các chức năng này sẽ gây ra các vấn đề rối loạn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cần phải lọc máu nhân tạo hoặc buộc phải ghép thận. Một số bệnh lý thường gặp là sỏi thận, viêm cầu thận, bệnh thận đa nang… Nếu kéo dài sẽ dẫn đến viêm đường tiết niệu. Nặng nhất sẽ dẫn đến suy thận cấp và mạn tính.
Thói quen gây hại cho thận
Theo Người Đưa Tin, có những việc làm ngay khi mới thức dậy tưởng rằng rất tốt, nhưng đôi khi lại tác động tiêu cực tới một số bộ phận trên cơ thể, trong đó thận là bộ phận đầu tiên bị ảnh hưởng.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Liên - Trưởng khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học (Bệnh viện E) chia sẻ trên báo Người Đưa Tin cho biết, để “nhà máy lọc nước” hoạt động tốt, theo bác sĩ Liên chế độ ăn uống và sinh hoạt, nhất là vào buổi sáng rất quan trọng. Mọi người nên từ bỏ hoặc thay đổi một số thói quen thường gặp không tốt vào buổi sáng, nhằm giúp thận hoạt động được tốt nhất.
Theo tư vấn của tiến sĩ Nguyễn Đình Liên, một số thói quen dưới đây sẽ không tốt cho thận vào buổi sáng:
+ Nhịn tiểu
Đây là thói quen rất thường gặp, nhất là với những người có thói quen ngủ nướng. Điều này rất nguy hiểm, vì khi bàng quang chứa đầy nước tiểu, lượng amoniac bị tích tụ lâu khiến chúng có mùi đậm đặc hơn, khi đó vi khuẩn sẽ sinh sôi và dễ xâm nhập vào thận, gây nhiễm trùng, thậm chí là viêm thận.
+ Bỏ bữa sáng
Rất nhiều người nghĩ rằng, việc không ăn sáng ảnh hưởng đến dạ dày hoặc mất khả năng tập trung khi làm việc. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Bỏ bữa sáng còn ảnh hưởng lớn đến các bộ phận khác trong cơ thể, trong đó có thận. Khi không ăn sáng mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn. Khi đó, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi thận.
+ Ăn những thực phẩm giàu oxalat
Ăn sáng là rất tốt, nhưng với bữa đầu tiên trong ngày thì cần chọn những thực phẩm tốt cho cơ thể nói chung và thận nói riêng. Theo đó, nên tránh những thực phẩm giàu oxalat, bởi khi ăn những thực phẩm này sẽ gây gánh nặng cho thận, thậm chí gây sỏi thận nếu ăn thường xuyên, liên tục.
Cải xoăn và một số loại trái cây dù giàu dinh dưỡng nhưng chứa nhiều oxalat không tốt cho thận. Ảnh minh họa.
Những thực phẩm giàu oxalat bao gồm:
+ Nhóm rau củ: Cải xoăn, bồ công anh, cây mù tạc, cải thìa, rau diếp, đậu bắp.
+ Nhóm trái cây: Dâu tây, quả việt quất (blueberry), quả mâm xôi (blackberry). Tránh ăn các loại vỏ cam, chanh, ngay cả những loại chất chiết xuất từ các loại vỏ này cho vào thức ăn để lấy hương vị cũng cần tránh.
+ Đậu phộng và một số chế phẩm từ đậu: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đậu phộng, bơ đậu phộng, hạt điều có lượng oxalat vào khoảng 147 đến 250 mg oxalat/100 g hạt. Đậu nành và đậu hũ cũng là những thức ăn có chứa nhiều oxalat vì thế mọi người nên tránh ăn vào buổi sáng.
Thói quen tốt giúp thận luôn khỏe mạnh
Theo Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, để thận luôn “chạy” tốt, có thể sinh hoạt và làm việc bình thường cần xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh từ sớm, cũng như cách chăm sóc sức khỏe đúng đắn và tầm soát bệnh thường xuyên. Sau đây là một số thói quen tốt cho thận mà ai cũng nên biết:
1. Uống đủ nước
Nước có vai trò quan trọng đối với cơ thể, và đặc biệt với những người bị thận yếu thì cần đặc biệt lưu ý. Các bác sĩ khuyến cáo, người bị bệnh thận không nên uống quá nhiều hay quá ít nước, vì uống nhiều nước sẽ tạo áp lực lên cho thận. Song, cũng không được uống ít nước sẽ làm tăng nguy cơ thận bị nhiễm độc, do thận sẽ không đủ nước để co bóp đẩy cặn bã và độc tố ra ngoài. Vì vậy, chỉ cần uống một lượng nước vừa đủ mỗi ngày.
Ngoài nước lọc ra, có thể tăng cường thêm một số loại nước trái cây tươi như nước dưa hấu, táo, dâu tây… rất giàu vitamin và khoáng chất rất tốt cho thận và đặc biệt tránh xa các loại nước ngọt có ga, vì lượng đường và phốt pho ở trong các loại nước này sẽ thúc đẩy bài tiết canxi ra ngoài, gia tăng áp lực cho thận, dễ sinh sỏi thận.
2. Thường xuyên vận động vừa sức
Tập thể dục không chỉ cần thiết với những người bình thường, mà đối với những người bị bệnh thận cũng cần duy trì vận động. Việc luyện tập thể thao điều độ không những giúp tăng cường sự dẻo dai cho các cơ bắp, tăng cường hệ miễn dịch, giúp khí huyết được lưu thông tốt hơn mà còn giúp ổn định huyết áp, làm giảm mỡ máu (cholesterol và triglycerides), tăng cường sức khỏe tim mạch. Đây là những yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa sự tổn thương của thận. Vì vậy, thói quen tốt cho thận này cần được duy trì thường xuyên.
3. Duy trì cân nặng phù hợp
Những người thừa cân hoặc béo phì ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, có nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao có thể làm hỏng thận. Vì vậy, cần theo dõi và duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức phù hợp. BMI là chỉ số thể dùng để đo lượng mỡ trong cơ thể. Chỉ số BMI được tính cho người trưởng thành bằng cân nặng chia cho bình phương chiều cao. Một người có chỉ số khối cơ thể bình thường dao động trong khoảng 18,6-24,9. Nếu vượt qua chỉ số này vượt quá 25, cơ thể đang bị thừa cân béo phì. Để làm được điều này, cần duy trì chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học.
4. Kiểm soát đường huyết
Với những người bị bệnh tiểu đường, hoặc có nguy cơ có lượng đường huyết cao là những đối tượng dễ làm tổn thương thận. Một khi các tế bào của cơ thể không thể sử dụng hết đường trong máu, thận buộc phải làm việc nhiều hơn để lọc máu. Điều này xảy ra trong thời gian dài có thể làm nguy hiểm đến tính mạng.
5. Theo dõi huyết áp
Huyết áp cao là yếu tố ảnh hưởng sẽ kéo theo các hệ lụy về sức khỏe như tiểu đường, tim mạch hoặc cholesterol tăng tăng cao, gây tổn thương đến thận. Khi huyết áp tăng cao sẽ làm dày các thành mạch và gây hẹp lòng mạch máu. Quá trình lọc máu trở nên khó khăn hơn, các chất thải của cơ thể sẽ bị ứ đọng lại trong máu và theo thời gian sẽ gây hại cho thận. Chỉ số huyết áp bình thường là 120/80 mmHg.
6. Hạn chế sử dụng rượu bia, và ngưng hút thuốc lá
Đây là hai yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tổng thể, trong đó có thận. Nếu thường xuyên uống quá nhiều bia rượu, nồng độ cồn trong máu tăng cao, thận làm việc hết công suất mà khó có thể đào thải hết độc tố ra ngoài. Điều này có thể dẫn đến viêm thận cấp tính hoặc mạn tính. Đồng thời, uống nhiều rượu làm tăng huyết áp, một nguyên nhân phổ biến của bệnh thận.