3 loại thực phẩm là "máy gia tốc" về bệnh gan này nhất định phải tránh: Bớt ăn, nhịn thèm hơn là chịu đau

Sức khỏe 08/02/2022 06:00

Có câu "bệnh từ miệng mà ra", thông thường ăn uống không khoa học sẽ gây hại cho cơ thể, đặc biệt là gia tăng gánh nặng cho gan, khiến cơ quan này bị tổn thương, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

3 loại thực phẩm là 'máy gia tốc' về bệnh gan này nhất định phải tránh: Bớt ăn, nhịn thèm hơn là chịu đau - Ảnh 1
Ảnh minh họa

Gan là cơ quan giải độc lớn nhất trong cơ thể. Tất cả thực chúng ta ăn vào đều cần được gan phân hủy và chuyển hóa. Chính vì vậy, gan còn được mệnh danh là "quản gia giải độc" của cơ thể.

Nếu những thực phẩm bạn ăn không tốt thì gan chính là nơi đầu tiên chịu ảnh hưởng. Dưới đây là 3 loại thực phẩm là ''máy gia tốc'' của bệnh gan, cực thơm ngon và hấp dẫn nhưng cũng nên hạn chế, ăn ít lại kẻo hại thân.

3 loại loại thực phẩm này là máy gia tốc bệnh gan

1. Một số thực phẩm nướng, hun khói, ướp, chiên

Cụ thể, nhiều thực phẩm hun khói và bảo quản có quá nhiều nitrit (chất gây ung thư). Bên cạnh đó, thực phẩm chiên, nướng ở nhiệt độ cao, protein và axit amin có trong thực phẩm sẽ bị phân hủy tạo ra chất gây ung thư hydrocacbon thơm đa vòng (PAH). Đây là chất không chỉ gây ung thư gan mà còn các loại ung thư khác như ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư đại trực tràng,…

Vì vậy, chúng ta phải chú ý đến chế độ ăn uống, hạn chế ăn đồ nướng, đồ chiên rán, hun khói, ngâm chua. Bên cạnh đó, trước khi sử dụng cần rửa sạch rau quả để tránh hấp thụ quá nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vào cơ thể, đồng thời duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi điều độ.

2. Thực phẩm bị mốc

3 loại thực phẩm là 'máy gia tốc' về bệnh gan này nhất định phải tránh: Bớt ăn, nhịn thèm hơn là chịu đau - Ảnh 2
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
 

Tiêu thụ thực phẩm bị mốc sẽ rất hại cho gan. Nguyên là do thực phẩm bị mốc sẽ sinh ra chất aflatoxin – một loại chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư gan, đe dọa tính mạng con người.

Thực phẩm ẩm mốc thường gặp trong cuộc sống hàng ngày bao gồm bánh mì, đậu phộng, hoa quả,… Mặc dù, tiết kiệm là thói quen tốt trong cuộc sống nhưng cần có cách tiết kiệm khoa học. Mỗi gia đình nên lấy mục tiêu lớn nhất là bảo vệ sức khoẻ, không nên ‘tiếc rẻ’ đồ đã bị mốc để rước bệnh vào người.

Ngoài ra, chúng ta nên chú ý hơn đến dầu ăn ăn hàng ngày, nên chọn nhãn hiệu lớn, uy tín. Nếu nguyên liệu làm dầu ăn bị mốc thì dầu ăn sản xuất ra cũng sẽ gây hại cho cơ thể con người.

3. Tất cả các loại rượu

Uống rượu bia quá nhiều sẽ gây tổn thương tế bào gan, từ đó gây ra các bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

Sau khi uống, rượu sẽ được phân hủy và chuyển hóa tại gan. Rượu sẽ làm tổn thương tế bào gan khiến tế bào gan phân hủy và việc chuyển hóa axit béo bị cản trở, từ từ khiến mỡ bị lắng đọng trong gan dẫn tới gan nhiễm mỡ do rượu, nếu tiếp tục tiến triển sẽ dẫn đến xơ hóa gan. Một số người có thể đến giai đoạn cuối của bệnh xơ gan và cuối cùng phát triển thành ung thư gan.

Chính vì vậy, để gan không phải chịu áp lực lớn, cách tốt nhất là bạn nên hạn chế, thậm chí là ngừng uống rượu bia.

Gan tốt hay xấu, 4 bộ phận trên cơ thể sẽ ‘tiên tri’

1. Mắt – đỏ mắt, vàng mắt

Đôi mắt có thể phản ánh sức khỏe của cơ thể. Đôi mắt trong và sáng là biểu hiện của sức khỏe thể chất tốt. Ngược lại, nếu mắt đỏ thì rất có thể do bệnh gan, loại trừ các nguyên nhân như thức khuya, lạm dụng thuốc nhỏ mắt và những căn bệnh về mắt khác.

Sau khi gan có vấn đề, khả năng giải độc của gan sẽ bị suy yếu, chất độc tăng cao, dễ dẫn đến tình trạng gan bốc hỏa (nóng gan). Vàng mắt là biểu hiện điển hình của chứng nóng gan. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời còn gây ngứa và khô mắt.

2. Lòng bàn tay - đỏ

3 loại thực phẩm là 'máy gia tốc' về bệnh gan này nhất định phải tránh: Bớt ăn, nhịn thèm hơn là chịu đau - Ảnh 3
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

bệnh gan, đặc biệt là bệnh viêm gan, xơ gan, gan bị tổn thương do rượu, thậm chí là ung thư gan.

Xòe hai bàn tay ra và quan sát kỹ cả hai lòng bàn tay. Nếu lòng bàn tay đỏ bất thường, khi ấn nhẹ thì tái đi rồi nhanh chóng đỏ trở lại, đây là dấu hiệu cho thấy gan bị tổn thương.

3. Khuôn mặt: Da mặt xuất hiện các đốm đen

Nếu da mặt của bạn xuất hiện những đốm đen, loại đốm này khác với những đốm tàn nhang li ti như hạt vừng, chúng phân bố rải rác trên da mặt.

Nguyên nhân chủ yếu là do gan thiếu khí, khí huyết không lưu thông, lâu ngày bị chìm xuống tạo thành tụ huyết, tích tụ lại trên da và gây ra huyết sắc. Trong y khoa, người ta gọi những đốm đen đó là "đốm gan" hay chloasma để chỉ nguồn gốc của loại đốm này.

4. Miệng - chảy máu nướu răng

3 loại thực phẩm là 'máy gia tốc' về bệnh gan này nhất định phải tránh: Bớt ăn, nhịn thèm hơn là chịu đau - Ảnh 4
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
 

Nếu bạn thấy nướu răng của mình đột nhiên trở nên rất nhạy cảm, thậm chí bị chảy máu khi bạn đánh răng hoặc ăn uống thì bạn nên cảnh giác. Đây có thể không phải do bệnh răng miệng mà do bệnh gan gây ra.

Sau khi gan bị viêm, các yếu tố đông máu trong cơ thể sẽ giảm xuống khiến một số bộ phận trên cơ thể có xu hướng chảy máu, thường gặp là chảy máu nướu răng, chảy máu cam và vết thương chậm lành.

Làm thường xuyên 3 điều này để gan trở nên khỏe mạnh

1. Ăn nhiều rau tươi

Rau rất giàu chất xơ và vitamin, ăn nhiều sẽ giúp ích cho việc duy trì chức năng gan. Thực phẩm được đề xuất: cà chua, bông cải xanh, tảo bẹ, dưa chuột, cà tím và các loại rau khác.

Trong số đó, hàm lượng vitamin C trong súp lơ xanh cao hơn hẳn so với các loại rau thông thường. Hơn nữa, súp lơ còn có thể tăng cường chức năng giải độc, rất có lợi cho gan.

2. Uống nước đầy đủ

Uống nước là một cách chăm sóc sức khỏe tốt nhất và ‘rẻ’ nhất. Không chỉ bổ sung chất lỏng cho cơ thể, tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, uống nước đầy đủ còn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa, hấp thụ và loại bỏ chất thải, giảm tác hại của các chất chuyển hóa và độc tố đối với gan.

3 loại thực phẩm là 'máy gia tốc' về bệnh gan này nhất định phải tránh: Bớt ăn, nhịn thèm hơn là chịu đau - Ảnh 5
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
 

3. Không thức khuya

Thức khuya là một thói quen không tốt. Mặc dù, mọi người đều biết thức khuya không tốt cho sức khỏe nhưng nhiều người vẫn phải thức khuya do công việc. Nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài, chức năng gan suy giảm, cơ thể dễ sinh bệnh tật.

Gan và cơ thể có một điểm chung đó là đều cần được nghỉ ngơi. Nếu bạn thức khuya nhiều thì gan hoạt động sẽ bị quá tải. Theo thời gian, sức khoẻ của lá gan yếu đi, không thực hiện tốt chức năng giải độc và thanh lọc cơ thể. Lâu ngày, độc tố tích tụ lại nhiều trong cơ thể khiến con người ốm yếu.

4. Tập thể dục

Tập thể dục là một "trợ thủ đắc lực" cho việc duy trì gan.

Một mặt, tập thể dục có thể đẩy nhanh quá trình lưu thông máu của cơ thể, tăng cường trao đổi chất, giảm nguy cơ tổn thương gan; mặt khác, khi vận động, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi sẽ đẩy nhanh quá trình đào thải chất độc ra ngoài, giảm gánh nặng cho gan.

Bạn có thể đạt được hiệu quả nuôi dưỡng gan bằng cách tập một số bài tập thể dục nhịp điệu, đi bộ, đạp xe, tập yoga, v.v.

(Theo Aboluowang)

Kiến thức cần biết: Người nhiễm COVID-19 cần ăn nhiều thực phẩm protein hơn, vì sao?

Để cơ thể phục hồi nhanh sau khi nhiễm COVID-19, mỗi người cần có chế độ ăn cân bằng, hợp lý, đa dạng các nguồn thực phẩm. Chú ý lựa chọn nguồn bổ sung protein thích hợp, kết hợp protein thực vật và động vật để đảm bảo lượng protein cung cấp cho cơ thể hàng ngày.

TIN MỚI NHẤT