2 thời điểm nam giới không nên cạo râu, nếu không càng cạo râu càng mọc nhanh, thậm chí có thể gây nhiễm trùng, lở loét da mặt

Sức khỏe 04/06/2021 00:11

Cạo râu là chuyện bình thường đối với nam giới. Tuy nhiên, không phải lúc nào nam giới cũng có thể cạo râu, đặc biệt là 2 thời điểm này, việc làm đó có thể khiến râu mọc càng nhanh, thậm chí gây nhiễm trùng, lở loét da mặt.

Việc cạo râu ở nam giới cũng giống như cách trang điểm ở phụ nữ vậy, nó giúp họ cải thiện diện mạo một cách tức thì, trông trẻ trung hơn rất nhiều. Không những thế, việc lười cạo râu có thể khiến vi khuẩn, vi trùng dễ dàng phát triển xung quanh râu và gây ra một số tổn thương cho da. Do đó, cạo râu thường xuyên là rất quan trọng đối với nam giới.

Râu mọc nhanh hay chậm ở mỗi người tùy thuộc vào lượng nội tiết tố nam trong cơ thể, vì thế, tần suất cạo râu phù hợp ở những người khác nhau cũng sẽ có sự khác biệt.

2 thời điểm nam giới không nên cạo râu, nếu không càng cạo râu càng mọc nhanh, thậm chí có thể gây nhiễm trùng, lở loét da mặt - Ảnh 1.
 

Tuy nhiên, cần lưu ý không nên cạo râu quá thường xuyên, việc làm này dễ dẫn đến mẫn cảm cục bộ, không có lợi cho sức khỏe của cơ thể. Bên cạnh đó, có 2 thời điểm bạn không nên cạo râu bởi càng cạo thì râu mọc càng nhanh, thậm chí có thể gây nhiễm trùng, lở loét trên da.

1. Ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng

Nhiều nam giới thích cạo râu vào buổi sáng, điều này không sai, nhưng cần lưu ý rằng không nên cạo râu ngay sau khi ngủ dậy. Điều này chủ yếu là do cơ thể sau một đêm nghỉ ngơi, tất cả các cơ quan trong cơ thể người đều đồng loạt hoạt động "năng suất trở lại".

Vào thời điểm này, nội tiết tố nam cũng được sản xuất với lượng lớn, thúc đẩy quá trình mọc râu mới. Nếu cạo râu ngay sau khi ngủ dậy, râu của bạn sau đó vẫn sẽ tiếp tục mọc ra và vô tình biến việc cạo râu trước đó trở nên công cốc.

 

Vì vậy, khoảng nửa tiếng sau khi ngủ dậy mới là thời điểm tốt để bạn cạo râu vào buổi sáng. Lúc này nội tiết tố nam trong cơ thể đã bắt đầu giảm dần, không còn thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của râu nữa, khiến tốc độ mọc của râu chậm lại. Từ đó, việc cạo râu lúc này có thể giúp khuôn mặt của bạn "sạch râu" cả ngày dài.

2. Trước và sau khi tập thể dục

Nhiều người có thói quen cạo râu trước khi tập thể dục bởi điều này khiến họ cảm thấy việc tập thể dục trở nên dễ chịu và thoải mái hơn rất nhiều. Nhưng trên thực tế, điều này không phù hợp với cách thức vận hành của cơ thể, vì khi tập thể dục, tốc độ máu (chảy) trong cơ thể giảm, mồ hôi được đổ ra nhanh và nhiều hơn. Chính mồ hôi này sẽ gây kích ứng vùng da vừa cạo và khiến bạn có cảm giác nóng rát, có thể gây nhiễm trùng, thậm chí trong trường hợp nặng, da có thể bị lở loét, không có lợi cho sức khỏe của da.

Bên cạnh đó, cạo râu sau khi tập thể dục cũng không nên, vì sau khi vận động, các mạch máu trong cơ thể ở trạng thái giãn nở, máu lưu thông tương đối nhanh, lúc này bạn cạo râu cũng sẽ dễ gây nhiễm trùng da (khi vô tình làm xước da), vì vậy hãy cẩn thận.

Những lưu ý khi cạo râu

- Khi cạo râu không nên chỉ cạo không sẽ làm tổn thương da, tốt nhất bạn nên rửa mặt sạch để loại bỏ bụi bẩn, sau đó dùng khăn ấm nóng đắp lên mặt làm giãn nở lỗ chân lông rồi mới cạo râu. Nó sẽ hiệu quả hơn.

- Làn da sau khi cạo râu nhạy cảm hơn nên cần chú ý chăm sóc và thoa một số sản phẩm dưỡng ẩm để thu nhỏ lỗ chân lông, dưỡng da tốt hơn.

- Chú ý đến độ sạch của dao cạo, sau mỗi lần sử dụng phải vệ sinh kịp thời để tránh râu, bụi bẩn và vài loại vi khuẩn bám lại trên bề mặt dao cạo, lần sau sử dụng có thể làm nhiễm trùng da.

90% mọi người nhầm bệnh ung thư dạ dày với viêm dạ dày thông thường: Nếu có 5 sự thay đổi này trên cơ thể, cảnh giác bệnh ung thư đang đến gần

Hầu hết ung thư dạ dày giai đoạn đầu có thể được chữa khỏi bằng nội soi. Vì thế, điều quan trọng là cần phải phân biệt được 2 tình trạng bệnh này và kịp thời điều trị ung thư.

TIN MỚI NHẤT