Vì sao chúng ta khó nhớ được những gì đã xảy ra trước 4 tuổi?

Sống khỏe 02/11/2020 09:53

Người ta nói rằng tính cách con người được định hình từ thời thơ ấu, nhưng trớ trêu là chúng ta hiếm khi nhớ được ký ức của những năm đầu đời. Vì sao lại như vậy?

Thực ra, đây là hiện tượng phổ biến có thể xảy ra với hầu hết tất cả chúng ta và còn có tên gọi chính thức là "chứng mất trí nhớ về thời thơ ấu" (childhood amnesia).

Khi chúng ta trưởng thành, chúng ta sẽ quên đi những người, sự kiện và thậm chí là những nơi chúng ta từng ở lúc nhỏ.

Dưới đây là một số điều thú vị về chứng mất trí nhớ thời thơ ấu.

1. Mất trí nhớ thời thơ ấu là gì và xảy ra khi nào?

Vì sao chúng ta khó nhớ được những gì đã xảy ra trước 4 tuổi? - Ảnh 1

Mất trí nhớ thời thơ ấu là hiện tượng người trưởng thành không thể nhớ lại các chi tiết của các sự kiện hoặc toàn bộ sự kiện đã xảy ra với họ trước 4 tuổi.

Một số nhà nghiên cứu thậm chí còn phát hiện ra rằng trước khi lên 7 tuổi, trẻ em có khả năng nhớ "60% trở lên của các sự kiện đầu đời" của chúng, trong khi trẻ 8-9 tuổi cỉ có thể nhớ được tối đã 40% ký ức ấu thơ.

Điều này khiến các nhà nghiên cứu nhận ra rằng, khi chúng ta đến mỗi giai đoạn phát triển mới, chúng ta càng nhớ được ít hơn về những gì trước đó.

2. Ký ức con người liên quan mật thiết với khả năng nói

Vì sao chúng ta khó nhớ được những gì đã xảy ra trước 4 tuổi? - Ảnh 2

Một trong những lý thuyết giải thích tại sao chúng ta không lưu giữ những ký ức thời thơ ấu của mình là vì khi đó chúng ta chưa biết nói vào.

Khi chúng ta nhớ lại một ký ức nào đó, chúng ta sẽ sử dụng ngôn từ và mô tả nó một cách chi tiết, và điều này đòi hỏi ngôn ngữ.

Đa số trẻ nhỏ dưới 2 tuổi vẫn chưa biết nói, vì vậy chúng chưa thể tạo ra một ký ức hoàn chỉnh.

3. Sự phát triển não bộ đóng vai trò rất lớn

Vì sao chúng ta khó nhớ được những gì đã xảy ra trước 4 tuổi? - Ảnh 3

Bây giờ chúng ta sẽ giải thích chứng mất trí nhớ thời thơ ấu dưới góc độ sinh học.

Khi chúng ta lớn lên, bộ não phải thực hiện rất nhiều công việc nặng nhọc. Một nghiên cứu đã kết luận rằng "khi bộ não bận rộn phát triển nhiều tế bào mới, chúng sẽ không lưu trữ những ký ức không phải ký ức dài hạn".

Ngoài ra, chúng ta thậm chí không thể nhớ lại thực tế các sự kiện hàng ngày trước 3-4 tuổi, bởi vì trí nhớ tình tiết (episodic memories) của chúng ta vẫn chưa hoàn thiện.

Đó là lý do tại sao chúng ta có thể nhớ mang máng công viên mình từng thường xuyên đến, nhưng không nhớ được quán kem mà mẹ đã đưa bạn đến lần đó.

4. Cha mẹ có thể làm thay đổi ký ức của chúng ta

Vì sao chúng ta khó nhớ được những gì đã xảy ra trước 4 tuổi? - Ảnh 4

Một nghiên cứu khác gợi ý rằng cha mẹ có thể thay đổi ký ức thời thơ ấu của chúng ta.

Chúng ta có xu hướng lưu giữ những kỷ niệm tốt đẹp nhiều hơn nếu chúng ta được nhắc nhở về nó. Do đó chúng ta sẽ nhớ những sự kiện mà cha mẹ chúng ta cho là quan trọng.

Cũng chính nghiên cứu này cho thấy rằng những đứa trẻ sẽ nhớ lại cùng một sự kiện theo cách khác nhau sau khi nói chuyện với cha và với mẹ.

Trẻ em rất dễ bị tác động và gây ấn tượng, vì vậy điều quan trọng là người lớn phải giúp trẻ lưu giữ những kỷ niệm đẹp và nhận thức một cách chính xác.

5. Nguyên nhân chính là những ấn tượng mà sự kiện đó gây ra cho chúng ta 

Vì sao chúng ta khó nhớ được những gì đã xảy ra trước 4 tuổi? - Ảnh 5

Một nhà tâm lý học trẻ em nói rằng, sau tất cả, trẻ vẫn nhớ được những ký ức mang nhièu cảm xúc, cả tích cực và tiêu cực.

Phát hiện này thậm chí còn cho phép trẻ nhỏ cung cấp lời khai của nhân chứng trước tòa.

Vì vậy, nếu bạn có thể nhớ lại một kỷ niệm từ thời thơ ấu, thì rất có thể đó là kỷ niệm có ý nghĩa nhất đối với bạn và gây cảm xúc mạnh đối với bạn.

3 loại virus rất nguy hiểm dễ lây truyền khi hôn nhau, các cặp đôi nên đặc biệt đề phòng

Hôn môi là hành động mà bất kì cặp đôi yêu nhau nào cũng đều làm nhưng hãy coi chừng 3 loại virus gây bệnh nguy hiểm có thể dễ dàng lây truyền chỉ qua 1 nụ hôn.

TIN MỚI NHẤT