Mẫu "vaccine COVID-19 cho cả thế giới" của nhà sản xuất đến từ Anh đang vấp phải nhiều nghi ngờ về tính xác thực.
- Vì sao vịt cao su trong nhà tắm có thể gây nguy hiểm cho con bạn?
- Lý do khiến Hà Tăng, Lan Ngọc dù xinh đẹp nhưng cơ thể luôn gầy gò chính là căn bệnh quen thuộc này, "thủ phạm" gây bệnh ở cạnh bạn mà không biết
Reuters đăng tải, sau nhiều ngày thu hút sự chú ý với mẫu "vaccine COVID-19 cho thế giới" của mình, nhà sản xuất vaccine Anh AstraZeneca hiện đối mặt với loạt câu hỏi khó về tỷ lệ thành công. Một số chuyên gia e ngại, tiến trình thông qua vaccine AstraZeneca có thể vấp phải nhiều thách thức từ các cơ quan có thẩm quyền tại Mỹ và EU.
Không ít nhà khoa học tỏ ý nghi ngờ về những kết quả cho thấy tỷ lệ hiệu quả của vaccine AstraZeneca lên tới 90% tại một phân nhóm người tham gia thử nghiệm. Đáng lưu ý, do lỗi kỹ thuật ban đầu những người này chỉ được tiêm một nửa liều sau đó mới được tiêm cả liều vaccine.
"Tất cả những gì chúng ta đang có là dữ liệu công bố một cách giới hạn", giáo sư về thuốc thử nghiệm tại Trường Imperial College London là Peter Openshaw nói. "Chúng ta phải đợi cho tới khi có toàn bộ dữ liệu và chờ xem các nhà chức trách nhận xét gì về kết quả. Ông cũng chỉ ra, Mỹ và châu Âu có thể đưa ra những nhận định khác nhau.
Hồi đầu tuần, AstraZeneca cho hay, vaccine thử nghiệm của công ty phát triển cùng với Đại học Oxford, đã ngăn ngừa tới 70% trường hợp nhiễm COVID-19 trong tổng số ca thử nghiệm giai đoạn cuối tại Anh và Brazil.
Mặc dù tỷ lệ thành công cho một phân nhóm người tình nguyện lên tới 90%, nhưng đối với phần lớn người tham gia thử nghiệm, tính hiệu quả vào khoảng 62% nếu họ được tiêm cả liều hai lần.
Tỷ lệ trên đã vượt mức 50% mà các nhà chức trách tại Mỹ quy định, Còn giới chức châu Âu nói, họ không đặt ra mức hiệu quả tối thiểu cho các vaccine tiềm năng.
Tuy nhiên, trọng tâm của các lo ngại là kết quả 90% lại đến từ những phân tích trong một nhóm con. Theo nhiều chuyên gia, kỹ thuật này có thể đem tới những nhận định kết quả không chính xác.
"Phân tích nhóm con trong các thí nghiệm kiểm soát ngẫu nhiên luôn kèm theo nhiều khó khăn", giáo sư y khoa tại Đại học East Anglia – ông Paul Hunter cho biết.
Theo ông, những phân tích như vậy là gia tăng nguy cơ "lỗi loại 1" – nghĩa là một sự can thiệp được đánh giá là có hiệu quả nhưng trong thực thế lại không phải.
Một phần nguyên do là số lượng người tham gia thử nghiệm bị thu hẹp trong một nhóm con khiến phát sinh khả năng kết quả tìm được chỉ xảy ra đối với những người có sự tương đồng hoặc khác biệt nào đó.
Đối với vaccine của AstraZeneca, chỉ 2.741 người tình nguyện tham gia trong nhóm con có tỷ lệ hiệu quả 90%.