Từ vụ nhập viện vì ăn thịt đông quá lâu, thực phẩm trữ lạnh bao lâu sẽ thành "ổ bệnh"?

Sống khỏe 09/06/2018 05:00

Mới đây khi vụ việc cả gia đình 5 người phải nhập viện cấp cứu do ăn thịt để trong tủ lạnh tới gần nửa năm khiến nhiều người lo ngại về thói quen cất trữ thức ăn quá lâu trong tủ.

Chắc hẳn đã từng có lúc bạn dọn dẹp tủ lạnh và vô tình phát hiện ra 1 vài túi thịt cứng lạnh đã để trong tủ từ rất lâu chưa dùng tới. Có người sẽ bỏ miếng thịt đi nhưng có người vì cảm thấy tiếc và cho rằng thịt đã cất đông trong tủ lạnh an toàn nên đem rã đông rồi nấu.

Tuy nhiên bạn có biết ăn thịt để đông lạnh quá lâu rất hại sức khỏe.

Thực phẩm nên cất trữ bao lâu trong tủ lạnh?

Nhiều người nghĩ rằng đồ ăn để trong tủ lạnh hoàn toàn an toàn và không thể có vi khuẩn xâm nhập nên có thể cất trữ bao lâu cũng được mà vẫn có thể đem ra sử dụng.

Thực tế tủ lạnh không hề an toàn tuyệt đối, nó chỉ có thể tạm thời giữ cho thịt được tươi trong một khoảng thời gian nhất định. Nhiệt độ thấp của tủ lạnh chỉ có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn chứ không thể tiêu diệt vi khuẩn sau khi thịt được rã đông. Khi ở nhiệt độ thích hợp hay để bên ngoài điều kiện bình thường, những vi khuẩn này sẽ tiếp tục sinh sôi.

Từ vụ nhập viện vì ăn thịt đông quá lâu, thực phẩm trữ lạnh bao lâu sẽ thành 'ổ bệnh'? - Ảnh 1

Nhiệt độ thấp của tủ lạnh chỉ có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn chứ không thể tiêu diệt vi khuẩn.

Thậm chí có một số vi khuẩn đặc biệt rất thích môi trường lạnh băng giá được gọi là vi khuẩn psychrolilic. Đối với những vi khuẩn này, sự đóng băng không thể giết hoặc ức chế nó mà còn thúc đẩy sự sinh sản.

Tóm lại, thời gian cất trữ các loại thịt tươi trong tủ lạnh chỉ nên kéo dài từ 1-2 ngày và cố gắng ăn thực phẩm tươi hàng ngày.

Thịt lợn, gia súc, thịt cừu và thịt đỏ có thể cất trữ trong tủ lạnh từ 6-12 tháng với điều kiện nhiệt độ dưới -18 độ C. Tốt nhất vẫn không nên quá 6 tháng. Thịt gà và vịt có thể cất từ 8-10 tháng với nhiệt độ tương tự.

Từ vụ nhập viện vì ăn thịt đông quá lâu, thực phẩm trữ lạnh bao lâu sẽ thành 'ổ bệnh'? - Ảnh 2

Cá và tôm có thời gian cất trữ ngắn hơn khoảng 1 tháng. Bởi vì cá chứa axit béo không bão hòa dễ dàng bị biến chất khi để quá lâu. Thời hạn cất trữ lạnh của hải sản tươi sống thường là khoảng 6 tháng nhưng tốt nhất nên ăn trong vòng 4 tháng.

Thịt xông khói được bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ từ -5 độ C đến 0 độ C có thể giữ trong 6 tháng.

Ăn thịt đông lạnh quá lâu có thể ẩn chứa 4 rủi ro sức khỏe

Thịt để đông lạnh quá lâu còn gọi là “thịt zombie” (tạm dịch: thịt xác chết). Ăn thịt để đông lạnh quá lâu có thể dẫn tới 4 tác hại sau:

1. Tăng tốc độ lão hóa

Nhiệt độ thấp của tủ lạnh có thể ngăn chặn sự gia tăng của vi khuẩn nhưng không thể ngăn chặn hoàn toàn quá trình oxy hóa chất béo và protein.

Phản ứng oxy hóa này không chỉ làm giảm mùi vị của thịt, mà còn tạo ra một sản phẩm oxy hóa béo giúp tăng tốc độ lão hóa của con người.

Từ vụ nhập viện vì ăn thịt đông quá lâu, thực phẩm trữ lạnh bao lâu sẽ thành 'ổ bệnh'? - Ảnh 3

2. Giảm khả năng miễn dịch

Thịt đông lạnh hết hạn chứa nhiều vi khuẩn, một số có thể có ký sinh trùng, tiêu thụ nó sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của con người.

3. Ngộ độc thực phẩm

Khi thịt đông lạnh tan băng, nhiệt độ tăng lên và các tế bào mô bị tổn thương chảy ra một lượng lớn protein và độ ẩm, làm cho thịt trở thành thiên đường của vi khuẩn.

Vi khuẩn phân hủy protein và chất béo trong thịt, tạo ra một số lượng lớn các chất phân tử nhỏ có hại cho cơ thể con người. Ví dụ, các phân tử amin nhỏ được tạo ra bởi quá trình phân hủy protein; aldehyde, xeton và peroxit được tạo ra bởi quá trình oxy hóa chất béo.

Sau khi ăn thịt đông lạnh quá lâu có nhiều khả năng bị ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như nôn mửa, buồn nôn và tiêu chảy.

Từ vụ nhập viện vì ăn thịt đông quá lâu, thực phẩm trữ lạnh bao lâu sẽ thành 'ổ bệnh'? - Ảnh 4

4. Mất dinh dưỡng, hương vị kém

Khi thịt đông lạnh, nước trong thịt cũng bị đóng băng, do đó, khi rã đông thịt, nước sẽ bị rò rỉ. Nếu phương pháp rã đông không đúng có thể làm mất nước nghiêm trọng hơn khiến giá trị dinh dưỡng, hương vị bị giảm. Thời gian đóng băng càng lâu, sự mất mát dinh dưỡng càng lớn, đặc biệt là vitamin B.

Cất trữ thịt đông cần lưu ý điều gì?

Khi thịt được bảo quản đông lạnh trong một thời gian dài, tốt nhất là nên đánh dấu thời gian cất trữ và cố gắng ăn càng sớm càng tốt.

Không nên đưa toàn bộ miếng thịt trực tiếp vào tủ lạnh mà cắt thành miếng nhỏ hoặc chia thành các túi theo lượng ăn một bữa. Sử dụng túi riêng hoặc bọc nhựa để cất trữ.

Cúm A/H1N1 diễn biến khó lường: Những cách phòng tránh dịch bệnh ai cũng cần phải biết

Những ngày gần đây, một ổ dịch cúm A/H1N1 đã bùng phát tại bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) khiến nhiều người hoang mang, lo lắng. Để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình, điều cần thiết phải làm là học cách phòng tránh dịch bệnh.

TIN MỚI NHẤT