Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp là điều cần được quan tâm để có thể kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu. Sau đây là chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường cùng chia sẻ cụ thể về những loại thực nên ăn và tránh để thoát khỏi gánh nặng bệnh tiểu đường.
- Gợi ý chế độ ăn tăng cơ giảm mỡ tốt nhất cho người tập gym, thể hình
- Chế độ ăn kiêng Low Carb, phương pháp giảm cân có thực sự hoàn hảo?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp là điều cần được quan tâm để có thể kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu.
Áp dụng chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường hợp lý, bệnh nhân có thể ổn định mức đường trong máu, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn xuất hiện các biến chứng hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ hơn.
1. Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường là một bệnh nội tiết bởi trong cơ thể rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat do insulin của tuyến tụy thiếu hụt hay giảm tác động bên trong cơ thể.
Bệnh tiểu đường do tổn thương tuyến tụy có 2 thể (type):
+ Thể phụ thuộc Insulin (type I): người trẻ tuổi thường mắc bệnh, gầy đi hơn và thường có nhiều biến chứng.
+ Thể không phụ thuộc Insulin (type II): người mắc bệnh thường ở độ tuổi trên 40, người béo và ít biến chứng.
+ Với type I, để bệnh ổn định, hạn chế biến chứng, cần áp dụng chế độ ăn thích hợp kết hợp với dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
+ Với type II, để kiểm soát được đường huyết giai đoạn đầu của điều trị, người bệnh chỉ cần áp dụng chế độ ăn thích hợp kết hợp với hoạt động thể lực điều độ thường xuyên.
2. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường
Tiểu đường là bệnh có thể dẫn đến các chứng bệnh về tim, suy thận, mạch vành, tai biến mạch máu não… Để giảm quá trình phát triển của bệnh và ổn định đường huyết, phòng ngừa các biến chứng, người bệnh cần áp dụng chế độ vận động thể lực & sử dụng thuốc điều trị.
Khi xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường cần đảm bảo nguyên tắc cơ bản là:
- Cung cấp năng lượng ở mức đủ để giữ cân nặng bình thường. Bổ sung cho cơ thể người bệnh một lượng đường tương đối ổn định.
+ So với người bình thường, bệnh nhân tiểu đường cũng có nhu cầu năng lượng ở mức tương đương
+ Tùy thuộc vào các yếu tố: tuổi, giới, loại công việc (nặng hay nhẹ), thể trạng (gầy hay béo).
+ Với người cần giảm cân, cần 20 kcal/kg/ngày, người lao động nhẹ cần 30 kcal/kg/ngày, lao động trung bình cần 35 kcal/kg/ngày, lao động nặng cần 40-45 kcal/kg/ngày; đối với cân nặng lý tưởng (BMI = 22): 30 kcal/kg/ngày.
+ Không nên ăn thừa hoặc thiếu năng lượng vì đều có nguy cơ dẫn đến tình trạng đường máu rơi vào vùng nguy hiểm.
- Hạn chế gluxit (chất bột đường) nhằm tránh tăng đường huyết sau khi ăn. Đồng thời, phải hạn chế chất béo nhất là các axit béo bão hoà.
- Cung cấp đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng sinh năng lượng trong chế độ ăn hàng ngày theo một tỷ lệ cân đối: chất đạm (protid) chiếm 15-20% tổng năng lượng khẩu phần, chất béo (lipid) chiếm 25-30%, chất đường bột (glucid): 55-60%.
Cung cấp nhiều chất xơ để ngăn chặn tình trạng tăng glucoza, cholesterol, triglycerid sau bữa ăn. Đồng thời, các thực phẩm giàu chất xơ giúp tiêu hóa hấp thu từ từ, giữ cho lượng đường trong máu duy trì ở mức ổn định. Chế độ ăn uống hàng ngày nên đảm bảo cung cấp đủ chất xơ, khoảng 30-40g/ngày.
- Trong khẩu phần ăn, nên đảm bảo bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt vitamin nhóm B (B1, B2, PP), bởi các vitamin này giúp ngăn ngừa tạo thành thể cetonic.
- Cần hạn chế muối (ít hơn 6g/ngày).
- Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày (5-6 bữa/ngày). Đối với những bệnh nhân đang điều trị bằng insulin tác dụng chậm, nên cho ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ.
- Ăn đúng giờ, không bỏ bữa, ăn chậm nhai kỹ, Không ăn quá nhiều trong một bữa, không bỏ bữa, ăn đúng giờ, ăn chậm nhai kỹ.
- Thay vì rán, rang với mỡ, nên chọn cách chế biến thức ăn dạng luộc và nấu chín.
- Kiêng rượu, bia, thuốc lá…
Để tránh tăng đường huyết người bệnh cần đảm bảo tuân thủ:
- Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để kiểm soát lượng đường huyết ổn định sau khi ăn.
- Giờ giấc và số lượng thức ăn trong các bữa chính và phụ phải đảm bảo điều độ và hợp lý. Ăn đúng giờ, không nên để quá đói và cũng không ăn quá no.
- Đảm bảo khối lượng các bữa ăn ở mức vừa: không nên thay đổi quá nhanh & nhiều cơ cấu của bữa ăn. Đồng thời, người bệnh cũng nên tránh ngồi một chỗ cả ngày.
3. Các nhóm thực phẩm cần lưu ý đối với bệnh nhân tiểu đường
- Chất ngọt: đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ...
- Thức ăn chứa tinh bột: Dùng những loại bánh mì không pha trộn với phụ gia như bánh mì đen, khoai tây, gạo lứt, khoai sọ...,
So với người thường, lượng tinh bột đưa vào cơ thể người tiểu đường nên bằng khoảng 50-60%.
- Nên dùng nhiều các loại ngũ cốc thô, chà xát bởi trong lớp vỏ có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Nên chế biến bằng cách luộc, nướng hoặc hầm chứ không nên chiên xào.
- Đối với chất đạm: Hạn chế tối đa các thực phẩm như thịt hộp, patê, xúc xích... Nên ăn cá, trứng sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, đậu... Ưu tiên cá mòi và cá trích.
- Tuyệt đối tránh dùng da gà, da vịt bởi nó có chứa rất nhiều cholesterol. Có thể ăn các loại thịt lợn, thịt bò đã lấy sạch mỡ.
- Đối với chất béo:
Hạn chế dùng mỡ, lượng cholesterol đưa vào phải dưới 300mg mỗi ngày và phải thay lượng mỡ bão hòa bằng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè.
- Rau, trái cây tươi:
Nên ăn khoảng 400 gram rau và trái cây tươi mỗi ngày. Bổ sung rau quả tươi vừa là cách chống lão hóa hiệu quả vừa là giúp bổ sung vitamin, muối khoáng. Người mắc bệnh tiểu đường nên tránh các loại trái cây ngọt như nho, xoài, na, nhãn…
Lưu ý:
- Người tiểu đường cần thực hiện một cách nghiêm túc và đều đặn. Đảm bảo thành phần và thời gian ăn luôn ở mức ổn định.
- Kết hợp luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để điều trị bệnh hiệu quả nhất. Nên thường xuyên luyện tập thể dục, 35 phút mỗi ngày.
- Dựa vào từng bệnh nhân, cân nặng, lượng đường trong máu mà thay đổi chế độ ăn uống cho bệnh nhân tiểu đường sao cho phù hợp.
Kết hợp uống nhiều nước, sử dụng thuốc hoặc tiêm bổ sung insulin vào cơ thể giúp hạ đường huyết cũng như phải tuyệt đối tuân theo lời khuyên của các bác sĩ.
4. Chế độ ăn cho người tiểu đường mỡ máu
Theo con số thống kê, 65% người tiểu đường tử vong do bệnh tim mạch. So với người thường, nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh mạch vành và bệnh đột qụy cao hơn gấp 2 – 4 lần. Do đó, người tiểu đường cần biết cách kiểm soát mức mỡ máu thấp hơn bình thường.
Trong thực đơn của người tiểu đường mỡ máu cần đảm bảo những yếu tố cần thiết để giảm cholesterol, cân bằng chất béo. Cần lưu ý cho khẩu phần ăn ít hơn, bỏ thuốc lá và vận động hợp lý.
Sau đây là một số loại thực đơn cho người tiểu đường mỡ máu:
Bữa sáng: 1 tô bún mọc hay 1 bánh mì trứng, 1 tô bún riêu dừa
Bữa giữa trưa: 200g đu đủ chín hoặc 4 múi bưởi
Bữa trưa:
+ Thực đơn 1:
¾ chén cơm
3 viên chả cá kho viên
1 chén canh bắp cải thịt heo
130g su su luộc
+ Thực đơn 2:
1 chén cơm
50g thịt gà kho gừng
1 chén canh bí đao
200g rau lang luộc
+ Thực đơn 3:
1 chén cơm
½ khúc cá thu sốt cà
1 chén canh cải xanh nấu cá thác lác
200g bí xanh luộc
½ quả ổi
Bữa xế trưa: 150g lê, 170g thanh long, ½ trái thanh long nhỏ
Bữa chiều:
+ Thực đơn 1:
¾ chén cơm
4 con cá kèo kho rau dăm
½ chén canh cải xoong thịt heo
170g đậu bắp luộc
+ Thực đơn 2:
1 chén cơm
½ miếng đậu hũ thịt sốt cà
1 chén canh rau dền nấu tôm tươi
+ Thực đơn 3:
1 chén cơm
11 con tép kho
170g canh mồng tơi nấu tôm
150g bông cải
½ quả ổi
Bữa tối:
Dùng sữa dành cho người bị tiểu đường
5. Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường trong thai kỳ) là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường khi mang thai. Thường phát hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ và sau khoảng 6 tuần sau khi sinh, bệnh sẽ tự khỏi.
Bệnh gây không ít ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do đó, các sản phụ cần tuân thủ theo phác đồ điều trị, đồng thời áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý để vừa có thể kiểm soát đường huyết, vừa cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
Thực đơn gợi ý cho bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ:
Để kiểm soát bệnh tốt, không còn cách nào khác là người bệnh phải lên thực đơn hàng ngày cho mình. Thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường sẽ giúp kiểm soát bệnh, ngăn chặn sự chuyển biến của những biến chứng và phòng xảy ra trường hợp xấu đột ngột. Mong rằng với những gợi ý tư vấn chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường vừa chia sẻ trên sẽ phần nào giúp ích trong quá trình điều trị bệnh.