Chè vằng là loại cây thuốc quý, mang đến nhiều công dụng tốt, rất quý cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được tác dụng của chè vằng và cách sử dụng chè vằng sao cho phát huy cao hiệu quả.
- Khám phá tác dụng của cây mật gấu và cách sử dụng hiệu quả nhất
- 6 tác dụng của cực khoái với nam giới
1. Chè vằng là gì?
Chè vằng còn có tên gọi khác là chè cước man, râm trắng, râm ri, lài ba gân, cẩm văn, dây vắng, mỏ sẻ, mỏ quạ. Vằng tên khoa học là Jasminum subtriplinerve.
Đặc điểm: Lá có 3 gân sọc, 1 gân ở chính giữa, 2 gân uốn cong theo mép lá. Quả chín có màu vàng, cỡ bằng hạt ngô, có một hạt rắn chắc. Hoa có 10 cánh, màu trắng.
Cây chè vằng là một loại cây bụi nhỏ mọc hoang khắp nơi, ở bụi rào, bụi tre hoặc bám vào thân cây khác. Thân và cành của cây chè vằng khi bỏ hết lá đi thường rất dễ nhầm lẫn với cây lá ngón (cây thuốc độc gây nguy hiểm chết người). Dây được sử dụng để đan dế, làm dây thừng.
Chè vằng có 3 loại:
- Chè vằng lá nhỏ (Vằng sẻ): Chất lượng tốt nhất. Tác dụng của chè vằng sẻ là thường được dùng để làm thuốc vì có chứa nhiều dưỡng chất tốt. Đặc điểm: lá nhỏ, mỏng, có màu xanh nhạt khi phơi khô. Nước chè có mùi thơm.
- Chè vằng lá to (Vằng trâu): Dùng được. Thường không ưu tiên để dùng chữa bệnh vì chứa hàm lượng dưỡng chất thấp hơn. Đặc điểm: lá, thân to hơn, lá phơi khô có màu nâu. Nước chè có màu nâu sẫm, không có mùi.
- Chè vằng núi: Không có tác dụng làm thuốc
2. Đặc tính của chè vằng trong Y học
Theo Đông y, chè vằng có tính mát. Dùng chè vằng giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan, ngăn ngừa mụn nhọt, chăm sóc da dẻ mịn màng, kích thích ăn ngon, ngủ yên giấc.
Lá chè vằng dùng làm thuốc chữa bệnh. Đặc biệt có tác dụng lợi sữa, kích sữa, chống khuẩn, kháng viêm, bế kinh, khí hư, rất tốt cho sản phụ sau sinh.
Theo Tây y, kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy, trong thành phần của chè vằng có 3 hợp chất chính đó là Flavonoid, Glucozit đắng và Alcaloid, Flavonoid.
Cây chè vằng mang đến nhiều công dụng chữa bệnh, kháng viêm vô cùng hiệu quả. Giúp ngăn chặn tình trạng oxy hóa, chống độc, bảo vệ chức năng gan, lợi tiểu. Kích thích ngon miệng, cải thiện tiêu hóa. Đồng thời, tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, giúp hạ huyết áp, chống ung thư, diệt khuẩn, diệt ký sinh trùng.
Những cách sử dụng chè vằng phổ biến:
- Dùng lá, thân khô để làm trà vằng hoặc nước uống
- Cô đặc lá chè vằng tươi để làm cao chè vằng
- Áp dụng công nghệ hiện đại để tinh chế thành dạng viên nén
3. Chè vằng có tác dụng gì?
Sau đây là chi tiết 11 công dụng của chè vằng:
- Thanh nhiệt, giải khát
Nước chè vằng được xem như một loại nước giải khát, thanh nhiệt. Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như các tỉnh miền Trung, đặc biệt là Quảng Trị, nước chè vằng được dùng uống thay cho nước lọc mỗi ngày.
- Tiêu mỡ, giảm cân
Đối với chị em phụ nữ, từ lâu tác dụng của chè vằng giảm cân đã được truyền tai nhau và trở thành “thần dược” giảm cân vô cùng hữu hiệu.
Sở dĩ chè vằng giảm béo hiệu quả là nhờ giúp duy trì cảm giác no bụng, tốt cháy mỡ thừa và thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
Để phát huy cao công dụng chè vằng giảm cân, bạn có thể sử dụng chè vằng tươi, khô hay cao chè vằng. Hoặc chỉ cần uống chè vằng thay cho nước lọc hàng ngày. Nên uống liên tục để lượng mỡ trong cơ thể sẽ dần dần giảm xuống.
Để lấy lại vóc dáng sau sinh, chị em nên uống nước chè vằng nóng mỗi ngày. Không những thế, dùng chè vằng còn giúp lợi sữa nhiều hơn.
Cách dùng chè vằng giảm cân lợi sữa:
Rửa sạch lá chè vằng khô hoặc tươi và cắt nhỏ. Bắc nước lên bếp và đun sôi tầm 15 phút cho ra hết các chất trong thân cành lá. Khi nước sôi, bạn đun tiếp với lửa nhỏ lửa để tránh trào.
Để sử dụng cao chè vằng, bạn pha với lượng nước nóng 70-100 độ tùy vào sở thích. Uống khi còn nóng và uống trong ngày để mang đến hiệu quả cao nhất.
- Chữa mất ngủ, biếng ăn
Trong chè vằng chứa chất Glycozit đắng mang đến hiệu quả chữa mất ngủ và chứng ăn ngon miệng. Mặc dù đây là chất tạo nên vị đắng khó uống của chè vằng. Tuy nhiên, nó lại giúp kích thích vị giác và làm các bữa ăn thêm phần hấp dẫn hơn.
- Hỗ trợ điều trị cao huyết áp, xơ vữa động mạch
Chè vằng giúp chữa bệnh cao huyết áp hiệu quả nhờ tác động giảm áp lực máu vào thành mạch, chống oxy hóa và phòng xơ vữa động mạch. Đặc biệt phát huy cao hiệu quả với người già.
- Hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, tiểu đường
Uống chè vằng mỗi ngày là cách đơn giản nhất để phòng ngừa những bệnh như gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, tiểu đường. Sở dĩ chè vằng mang đến công dụng này bởi có khả năng kích thích tiêu hóa và tiêu hủy mỡ thừa, giảm cân.
- Lợi sữa, hồi phục sức khỏe cho phụ nữ sau sinh
Từ lâu, cây chè vằng là cây thuốc dân gian được mệnh danh là “cây gọi sữa về”. Nước chè vằng giúp sữa về nhanh, nhiều và đều hơn. Uống nước chè vằng ngay sau khi sinh con sẽ giúp khắc phục tình trạng mất sữa, tắc sữa.
Uống chè vằng thường xuyên sẽ giúp rút ngắn thời gian hồi phục cho sản phụ. Có thể tạo ra những cơn co bóp tử cung, đẩy máu huyết trong tử cung ra ngoài, tránh hậu sản.
- Bảo vệ gan, phòng chống ung thư
Trong chè vằng có chứa chất Flavonoid, giúp hỗ trợ thải các chất độc ra bên ngoài, chống lại sự oxy hóa tế bào, bảo vệ gan không bị nhiễm độc, phòng chống ung thư hiệu quả.
Cách sử dụng:
Chè vằng khô: Dùng 20 – 30g chè vằng khô/ngày. Đun với 2 lít nước sôi trong 15 phút. Nên dùng nước chè khi còn nóng ấm để phát huy cao tác dụng hơn.
Cao chè vằng: Hòa 10g cao chè vằng với 2 lít nước 70 – 80 độ. Nên uống chia làm nhiều lần uống và dùng khi còn nóng ấm.
- Chữa áp xe vú
Để khắc phục tình trạng áp xe vú, bạn có thể dùng lá chè vằng tươi hoặc khô giã nát với cồn 50 độ. Đắp lá lên bầu ngực bị áp xe. Kiên trì đắp 3 lần/ngày, đêm đắp 2 lần. Sau 1 tuần, bệnh sẽ có thể khỏi hẳn. Đừng tự ý ngừng khi thấy bệnh sắp khỏi.
- Chữa kinh nguyệt không đều
Dùng cây chè vằng là cách ổn định kinh nguyệt. Phù hợp với chị em phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh hoặc thiếu nữ tuổi dậy thì có kinh nguyệt thất thường. Không những vậy, đây là cách để giảm tỷ lệ mắc các bệnh viêm nhiễm.
Chị em có thể áp dụng bài thuốc sau: Chuẩn bị các vị thuốc gồm 20g chè vằng khô, 16g ích mẫu khô, 8g ngải cứu khô, 16g hy thiêm khô. Rửa sạch các vị thuốc và đem sắc uống trong ngày.
- Chữa bệnh về răng miệng
Lá chè vằng giúp chữa bệnh răng miệng và làm dịu bớt cơn đau. Chỉ cần rửa sạch lá vằng tươi, nhai và ngậm trong miệng khoảng 30 phút là đã có thể đẩy lùi cơn đau.
- Chữa mụn trứng cá, làm lành vết thương
Để trị mụn trứng cá, bạn có thể dùng rễ của chè vằng ngâm đem mài với dấm thanh, đắp lên vùng da bị mụn.
Để làm lành vết thương hở hoặc vết rắn cắn bị mưng mủ. Đun sôi lá cành chè vằng, chắt lấy nước. Dùng nước này rửa vết thương sẽ giúp vết thương tránh nhiễm trùng và mau lành.
Tác dụng phụ của cây chè vằng
Tuy rằng, cây chè vằng mang đến nhiều công dụng tốt nhưng nếu dùng sai cách thì nó có thể từ “thần dược” trở thành “thuốc độc”.
Sử dụng không đúng cách có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như:
– Sinh non, sẩy thai ở phụ nữ mang thai: Trong lúc mang thai, nếu mẹ uống chè vằng sẽ dễ tạo nên những cơn co bóp tử cung, dẫn đến sảy thai, sinh non.
– Cần phân biệt lá ngón với chè vằng khi sử dụng. Nhầm lẫn có thể mất mạng.
– Không nên lạm dụng chè vằng, uống quá nhiều hoặc quá đặc so với tiêu chuẩn vì có thể dẫn đến mất sữa sau sinh.
– Không dùng chè vằng cho người bị huyết áp thấp. Nguy cơ bị ngất xỉu do tụt huyết áp cao.
– Không dùng chè vằng cho trẻ dưới 2 tuổi. Vì các cơ quan chưa phát triển toàn diện nền trẻ có thể mắc những tác dụng ngược lại của chè vằng.
Chè vằng là loại cây thuốc quý, mang đến nhiều công dụng tốt, rất quý cho sức khỏe con người. Với những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về cây chè vằng cũng như tác dụng của chè vằng.
Để có thể phát huy cao nhất dược tính của chè vằng và bảo vệ sức khỏe, tốt nhất bạn cần biết uống chè vằng đúng cách, đảm bảo về cách thức, liều lượng chè. Dù bận rộn đến mấy thì các bà mẹ cũng nên dành vài phút trong ngày, pha nước chè vằng uống để không phải lo thiếu sữa.