Tôm là thực phẩm quen thuộc, dễ ăn và dễ chế biến nhiều món khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai dùng thực phẩm này cũng tốt. Nếu không cẩn thận có thể mang họa vào người.
- Top 5 thực phẩm giúp lọc sạch độc tố trong phổi, mùa dịch bạn nên dự trữ trong nhà để dùng dần
- Những loại cây giúp giải độc rắn cắn, côn trùng đốt, bạn nên lưu lại để phòng khi cần thiết
Dưới đây là các nhóm người không nên ăn tôm vì rất dễ gây hại.
Người đang ho, có tiền sử bệnh hen suyễn
Với những người đang mắc chứng ho hoặc đang có bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, thì không nên ăn tôm. Nguyên nhân là trong phần vỏ tôm và càng tôm dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho dai dẳng kéo dài. Việc bạn ăn tôm khi đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi. Tốt nhất, bạn nên ăn tôm khi cơn ho đã dứt hẳn để đảm bảo sức khỏe.
Người mắc bệnh gout
Các loại hải sản trong đó có tôm chứa nhiều purine. Nạp lượng purine quá mức vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng lắng đọng tinh thể axit uric trong khớp, làm bệnh gout thêm nghiêm trọng. Vì vậy, đối tượng này cần tránh xa tôm nếu không bệnh sẽ thêm trầm trọng hơn.
Người hay bị dị ứng hải sản
Với những người bị dị ứng hải sản nói chung và tôm nói riêng thì không nên ăn tôm. Bởi sau khi ăn tôm nếu xuất hiện các phản ứng như ngứa bứt dứt, nổi mẩn đỏ kèm theo chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa tiêu chảy, hạ huyết áp… rất có thể bạn bị dị ứng hải sản. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này là do trongtôm có chứa nhiều chất đạm lạ, ngoài ra tôm còn có chứa nhiều chất histamin gây dị ứng. Với người đã có dấu hiệu này khi ăn tôm thì tuyệt đối không nên ăn tôm dù là tôm to hay nhỏ.
Người có cholesterol trong máu cao
Cứ 100gr tôm chứa đến 152mg cholesterol. Vì vậy, người có tiền sử máu nhiễm mỡ, cholesterol trong máu cao hay các bệnh liên quan đến tim mạch, nên hạn chế ăn tôm.