Ít người biết rằng, nếu các hormone trong cơ thể không ổn định thì nguy cơ cao, mỡ bụng sẽ có cơ hội tích tụ và gây ảnh hưởng tới số cân nặng của bạn.
- 5 thói quen không ngờ gây rối loạn hormone mà con gái chẳng hề hay biết
- Người bị rối loạn tiêu hóa cứ chăm ăn những loại thực phẩm này sẽ giúp đẩy lùi tình trạng bệnh hiệu quả
Con gái sợ nhất là vòng 2 "phát tướng" nhưng một số thói quen thường làm trong cuộc sống hàng ngày như ngồi lì một chỗ, ăn vặt nhiều... lại dễ làm gia tăng mỡ bụng. Ngoài các thói quen xấu thì tình trạng rối loạn hormone cũng có thể gây ảnh hưởng tới cân nặng và khiến cơ thể bạn chất chứa đầy mỡ ở vòng 2.
Dưới đây là một vài dấu hiệu giúp bạn nhận biết cơ thể đang bị rối loạn hormone, có thể gây ảnh hưởng tới số đo vòng 2 của mình.
Luôn có cảm giác thèm đồ ngọt
Tình trạng kháng insulin trong cơ thể có thể gây ảnh hưởng tới các hormone quan trọng khác, bao gồm cả leptin. Trong khi đó, leptin lại là hormone chịu trách nhiệm làm ức chế cơn đói và tạo cảm giác no lâu. Thế nên, khi nồng độ insulin tăng thì hormone leptin cũng sẽ gia tăng.
Tuy nhiên, nồng độ leptin dư thừa quá lâu có thể gây rối loạn chức năng hoạt động của các thụ thể leptin. Lúc này, các thụ thể sẽ ngừng gửi tín hiệu đến não để trì hoãn cảm giác đói. Do vậy, khi hormone leptin mất cân bằng thì bạn sẽ có cảm giác thèm ăn và muốn tìm đồ ngọt để giúp tinh thần minh mẫn, tỉnh táo. Vậy nhưng, điều này cũng gián tiếp khiến mỡ thừa ở vòng 2 tăng lên nhanh chóng.
Mệt mỏi, mất ngủ thường xuyên
Tình trạng rối loạn hormone cũng có thể gây ảnh hưởng tới giấc ngủ và khiến cơ thể bạn kiệt sức nhanh chóng. Nếu bạn không để cơ thể ngủ đủ thì tình trạng căng thẳng, uể oải suốt cả ngày sẽ xảy ra, từ đó khiến hormone cortisol gia tăng.
Khi cơ thể dư thừa hormone cortisol thì nó có thể gây ảnh hưởng tới tuyến giáp và khiến bạn mất kiểm soát cân nặng, từ đó làm ảnh hưởng tới quá trình tái tạo mô, suy giảm cơ bắp cũng như sức khỏe tổng thể.
Kích cỡ vòng 2 tăng dù ăn uống rất lành mạnh
Nếu kích cỡ vòng 2 của bạn đột nhiên tăng lên bất thường thì đó cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo rối loạn hormone mà bạn không nên chủ quan bỏ qua. Do khi đến độ tuổi trưởng thành, cơ thể của bạn sẽ trở nên kháng insulin, từ đó tạo điều kiện cho chất béo lưu trữ thay vì đốt cháy. Tình trạng mất cân bằng hormone này cũng có thể gây kháng insulin và khiến mỡ bụng tích tụ nhiều ở vòng 2.
Hay gặp căng thẳng
Khi cơ thể dư thừa hormone cortisol do căng thẳng gây ra thì nó cũng có thể khiến mỡ bụng ở vòng 2 gia tăng. Chính vì vậy, bạn cần kiểm soát căng thẳng, áp lực từ công việc cũng như cuộc sống để ngăn ngừa sự hình thành của hormone cortisol, gây tăng cân mất kiểm soát.
Vậy cần làm gì để giúp cân bằng các hormone trong cơ thể và ngăn ngừa tình trạng mỡ thừa tích tụ?
Ngoài sử dụng thuốc thì bạn nên chủ động thay đổi lối sống sinh hoạt hàng ngày của mình thông qua một số nguyên tắc sau:
- Tập luyện đều đặn mỗi ngày.
- Ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày, tránh thức khuya thường xuyên.
- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu.
- Cắt giảm lượng đường, muối trong khẩu phần ăn hàng ngày.