Những người có lối sống lành mạnh đều biết rằng một người nên ngủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe. Thế nhưng nếu ngủ quá nhiều thì lại vô tình kéo đến cho cơ thể hàng loạt hậu quả nghiêm trọng.
- Mắc phải những thói quen này thì sớm muộn cũng bị ung thư phổi, cần biết sớm để phòng tránh
- 99% phụ nữ Việt đang tự rước bệnh phụ khoa vào người vì thói quen mặc quần lót sai lầm này
Ngủ đủ giấc sẽ giúp cho cơ thể được nghỉ ngơi cũng như phục hồi nguồn năng lượng đã mất trong ngày. Tuy nhiên, cứ đến cuối tuần hay vào các ngày nghỉ, nhiều người lại dành thêm thời gian cho giấc ngủ của mình mà không hiểu hết được những nguy cơ tiềm tàng từ hành động này.
1. Tăng cân không kiểm soát
Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng giấc ngủ có mối liên hệ mật thiết với bệnh tiểu đường và chứng béo phì. Các bác sĩ cho rằng, trong khi ngủ, cơ thể chúng ta không vận động nhiều để có khả năng đốt cháy mỡ thừa. Chính vì thế mà cơ thể sẽ tích tụ mỡ dẫn đến tăng cân.
2. Rối loạn trầm cảm
Những người bị mắc chứng rối loạn trầm cảm thường đều mắc phải bệnh rối loạn giấc ngủ. Việc ngủ nhiều hơn so với nhu cầu bình thường cũng được xem là một triệu chứng rối loạn giấc ngủ. Đây là một thói quen vô cùng xấu bởi nếu diễn ra trong một thời gian dài, nó khiến bạn trở nên mệt mỏi về cả thể xác lẫn tinh thần. Dành quá nhiều thời gian cho việc ngủ sẽ dần làm bạn trở nên lười biếng, không có cảm giác muốn rời khỏi giường để làm bất kì việc gì và lâu ngày sẽ dễ dẫn đến trầm cảm.
3. Vấn đề về tim mạch
Ngủ quá nhiều không những khiến bạn phí hoài nhiều thời gian quý báu mà còn gây ra những vấn đề về tim mạch. Ngày nay, các bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người và việc ngủ nhiều hơn 8 tiếng 1 ngày có thể làm gia tăng nguy cơ đột tử bởi đau tim lên đến 34%.
4. Đau đầu thường xuyên
Thiếu ngủ có thể khiến bạn bị đau đầu nhưng ngủ quá nhiều cũng gây ra vấn đề tương tự. Chúng ta không nên nằm ườn trên giường quá nhiều cho dù đó là ngày nghỉ đi chăng nữa nếu không bạn có thể sẽ phải hứng chịu những cơn đau đầu kinh khủng.
5. Rối loạn trí nhớ
Theo như những nghiên cứu được tiến hành thì ngủ quá nhiều sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng hoạt động của não bộ. Nó có thể gây ra chứng suy giảm khả năng nhận thức và ghi nhớ các sự việc xảy ra trong ngày. Do đó, bạn nên tránh ngủ quá 8 tiếng để không làm ảnh hưởng tới não bộ của mình.
6. Mất ngủ
Điều này nghe có vẻ kì lạ nhưng đôi khi chứng mất ngủ thường bị tác động bởi những thói quen sinh hoạt xấu cùng với giờ giấc đi ngủ trái khoa học. Ví dụ như chúng ta thức cả đêm để xem phim rồi sau đó quyết định ngủ bù suốt cả ngày dài hôm sau thì vào đêm kế tiếp bạn sẽ lại không thể ngủ được. Chỉ cần 2 ngày như vậy là đồng hồ sinh học của cơ thể bạn bắt đầu bị rối loạn từ đó ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của các bộ phận khác.
Cái gì quá cũng đều không tốt và giấc ngủ cũng không ngoại lệ. Một chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học không những giúp cơ thể sảng khoái, tỉnh táo mà về lâu về dài có thể kéo dài tuổi thọ nữa.