Khi bạn ăn quá ít so với nhu cầu cơ thể của mình, bạn có thể gặp phải những vấn đề sức khỏe sau.
- Chăm sóc kĩ đến mấy da vẫn nổi dày mụn vì thường xuyên duy trì những thói quen tưởng bình thường này
- Người mắc bệnh tiểu đường nên sửa ngay 5 thói quen này để điều trị bệnh hiệu quả hơn
Có nhiều người vì sợ tăng cân, béo phì nên thường xuyên bỏ bữa hoặc hạn chế tối đa nhu cầu ăn uống trong ngày. Tuy nhiên, khi cơ thể nhận quá ít chất dinh dưỡng thì nó sẽ không có đủ năng lượng để hoạt động suốt cả ngày, từ đó gây ra những ảnh hưởng không tốt lên sức khỏe. Cùng tìm hiểu những vấn đề sức khỏe do thói quen bỏ bữa thường xuyên gây ra ngay bây giờ nhé!
Thường xuyên mất ngủ
Chắc chắn bạn sẽ trằn trọc, khó ngủ khi mà cái bụng cứ sôi réo ầm ầm. Lúc này, nếu thấy quá đói thì bạn nên uống ngay một cốc nước ấm để xoa dịu dạ dày và dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ hơn.
Hay mệt mỏi, chán nản
Nếu nghỉ ngơi không đủ, bạn cũng có thể gặp phải tình trạng cạn năng lượng, từ đó khiến cơ thể mệt mỏi, trì trệ. Tất cả là do chế độ ăn uống của bạn không đảm bảo đủ dinh dưỡng, hoặc đôi khi do chính thói quen bỏ bữa thường xuyên gây ra. Mặt khác, việc hoạt động nhiều hơn nguồn thức ăn mang lại sẽ khiến lượng calories nạp vào cơ thể không đủ để hỗ trợ các hoạt động thể chất cũng như giữ nguồn năng lượng luôn ở mức cân bằng.
Đau đầu liên tục
Liên tục bị đau đầu mà không rõ nguyên nhân thì bạn nên xem lại chế độ ăn uống của mình ngay, bởi vì có thể là do chính thói quen ăn uống kiêng khem, thường xuyên bỏ bữa của bạn gây ra. Khi cơ thể không nhận được đủ dinh dưỡng trong thời gian dài thì cơn đau đầu sẽ xuất hiện hàng ngày như một lời cảnh báo bạn.
Suy dinh dưỡng
Khi bạn thường xuyên bỏ bữa thì nó sẽ dần dần tạo thành thói quen và khiến bạn ăn ít hơn so với nhu cầu cơ thể. Điều này có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng nếu bạn cứ kéo dài thói quen này. Thậm chí, nó còn gây ảnh hưởng tới hoạt động thể chất của bạn do cơ thể không được nạp đủ nguồn năng lượng cần thiết.
Hay cảm thấy lạnh
Khi lượng calories trong cơ thể bạn quá thấp thì hormone thyroxine (T3 - loại hormone duy trì nhiệt độ cơ thể) sẽ giảm xuống. Do đó, nếu bạn thường xuyên cảm thấy lạnh thì nhiều khả năng là hàm lượng T3 trong cơ thể đang ở mức thấp vì bạn ăn quá ít.