Thực phẩm nên và không nên dùng cho người bị bệnh tiểu đường

Sống khỏe 04/04/2022 06:25

Đồ ăn vặt thường sẽ không có lợi ích về mặt dinh dưỡng, dễ khiến bạn bị béo phì. Sẽ dễ dàng nhất để kiểm soát bệnh tiểu đường nếu bạn chủ yếu tuân theo các lựa chọn thực phẩm dưới đây.

Tinh bột

Cơ thể con người cần carb để duy trì hoạt đông hàng ngày, nhưng nếu bạn muốn lựa chọn một cách khôn ngoan thì hãy tham khảo danh sách này như một hướng dẫn ăn uống lành mạnh cho người bị tiểu đường.

Khuyên dùng: Ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như gạo lứt, bột yến mạch, hạt quinoa, hạt kê hoặc rau dền; khoai lang nướng, các món làm từ ngũ cốc nguyên hạt và không (hoặc rất ít) đường.

Không nên dùng: Các loại ngũ cốc đã qua chế biến, chẳng hạn như gạo trắng hoặc bột mì trắng; ngũ cốc với ít ngũ cốc nguyên hạt và nhiều đường, bánh mì trắng, khoai tây chiên, bánh bột mì trắng chiên.

Thực phẩm nên và không nên dùng cho người bị bệnh tiểu đường - Ảnh 1

Rau củ

Bạn sẽ nhận được chất xơ và rất ít chất béo và hãy nhớ rằng, khoai tây và ngô được coi là carbs, có thể khiến bạn tăng cân và tăng lượng đường trong máu.

Khuyên dùng: Rau tươi, ăn sống hoặc hấp chín, rang hoặc nướng, rau củ đông lạnh đơn giản, hấp nhẹ; rau xanh như cải xoăn, rau bina và rau arugula; rau ít natri hoặc rau đóng hộp không ướp muối.

Chọn nhiều màu sắc rau củ khác nhau: xanh lá đậm, đỏ hoặc cam (cà rốt hoặc ớt đỏ), trắng (hành), cà tím. Các hướng dẫn của Hoa Kỳ năm 2015 khuyến nghị 2,5 cốc rau mỗi ngày.

Không nên dùng: các loại rau đóng hộp có nhiều natri bổ sung; rau nấu chín với nhiều bơ, pho mát hoặc nước sốt bổ sung; dưa chua, dưa cải, nếu bạn cần hạn chế natri.

Trái cây

Trái cây cung cấp cho bạn carbohydrate, vitamin, khoáng chất và chất xơ. Hầu hết trái cây có ít chất béo và natri tự nhiên nhưng chúng chứa nhiều carb hơn rau.

Khuyên dùng: Hoa quả tươi, trái cây đông lạnh đơn giản hoặc trái cây đóng hộp không thêm đường, mứt hoặc chất bảo quản không đường hoặc ít đường.

Không nên dùng: Trái cây đóng hộp với xi-rô nhiều đường; mứt, thạch trái cây thông thường;  trái cây dầm, đồ uống trái cây.

Chất đạm

Bạn có rất nhiều sự lựa chọn, bao gồm thịt bò, thịt gà, cá, thịt lợn, gà tây, hải sản, đậu, pho mát, trứng, các loại hạt và đậu phụ.

Khuyên dùng: Protein từ thực vật như đậu, quả hạch, hạt hoặc đậu phụ, cá và hải sản, thịt gà và các loại gia cầm khác (chọn thịt ức nếu có thể), trứng và sữa ít béo.

Hãy cố gắng bổ sung protein thực vật từ các loại đậu, hạt hoặc đậu phụ, ngay cả khi bạn không phải là người ăn chay hoặc thuần chay. Bạn sẽ nhận được chất dinh dưỡng và chất xơ không có trong các sản phẩm động vật để giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn.

Không nên dùng: Thịt chiên, các loại thịt có hàm lượng chất béo cao hơn, chẳng hạn như xương sườn, thịt lợn muối xông khói, phô mai thông thường, gia cầm có da, cá rán, đậu hũ chiên giòn

Thực phẩm nên và không nên dùng cho người bị bệnh tiểu đường - Ảnh 2

Sản phẩm bơ sữa

Bạn chỉ nên tiêu thụ các sản phẩm bơ sữa ở mức vừa phải để tránh bị thừa cân và gây ra một số triệu chứng bất lợi khác cho cơ thể và sẽ khó kiểm soát lượng đường trong máu.

Khuyên dùng: 1% hoặc sữa tách béo, sữa chua ít chất béo, phô mai tươi ít béo, kem chua ít béo hoặc không béo

Không nên dùng: sữa nguyên chất, sữa chua thông thường, pho mát thường, kem chua thông thường.

Dầu mỡ và đồ ngọt

Khuyên dùng: Các nguồn chất béo thực vật tự nhiên, chẳng hạn như các loại hạt, hạt hoặc quả bơ với khẩu phần nhỏ; thực phẩm cung cấp cho bạn axit béo omega-3, chẳng hạn như cá hồi, cá ngừ hoặc cá thu, dầu có nguồn gốc thực vật, chẳng hạn như dầu hạt cải, hạt nho hoặc dầu ô liu.

Không nên dùng: Bất cứ thứ gì có chất béo chuyển hóa sẽ có hại cho tim mạch. Kiểm tra danh sách thành phần, nếu trên đó có chữ “đã được hydro hóa một phần”, ngay cả khi nhãn ghi rằng sản phẩm có 0 gam chất béo chuyển hóa, thì bạn không nên sử dụng.

Phần lớn chất béo bão hòa chủ yếu đến từ các sản phẩm động vật nhưng cũng có trong dầu dừa và dầu cọ. Hãy hỏi bác sĩ xem lượng chất béo mà bạn có thể sử dụng, đặc biệt nếu bạn bị bệnh tim cũng như tiểu đường.

Thực phẩm nên và không nên dùng cho người bị bệnh tiểu đường - Ảnh 3

Đồ uống

Khi bạn uống một thức uống yêu thích, bạn có thể nạp vào nhiều calo, đường, muối hoặc chất béo hơn mức bình thường. Hãy đọc nhãn sản phẩm để biết những gì có chứa trong một khẩu phần ăn uống.

Khuyên dùng: Nước không có vị hoặc nước có ga có hương vị, trà không đường có hoặc không có một lát chanh; bia nhẹ, rượu vang một lượng nhỏ hoặc đồ uống hỗn hợp không có vị trái cây; cà phê đen hoặc có thêm sữa ít béo và chất thay thế đường

Không nên dùng: đồ uống có ga, bia, đồ uống hỗn hợp trái cây, rượu vang tráng miệng; trà có đường, cà phê đường và kem, cà phê có hương vị và đồ uống sô cô la, nước tăng lực.

Triệu chứng và thức uống dành cho người bị đau dạ dày

Nếu bạn bị đau bụng mà không phải do nhiễm trùng, thì bạn có thể tham khảo những biện pháp khắc phục đơn giản tại nhà, chẳng hạn như sử dụng đồ uống thảo mộc và đồ ăn nhạt để làm dịu cơn đau.

TIN MỚI NHẤT