Bác sĩ kiểm tra khoang miệng phát hiện răng hàm trên bên phải của Tiểu Cường đang chảy máu.
- Rộ tin có ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, Sở Y tế Đà Nẵng nói gì?
- 7 dấu hiệu cho thấy đường ruột đang có vấn đề
Bác sĩ Thái Cảnh Trung, bệnh viện E-DA Hospital, chia sẻ về trường hợp nam sinh trung học tên là Tiểu Cường (17 tuổi, đến từ Cao Hùng, Đài Loan) có biểu hiện nôn ra máu và đi ngoài phân đen suốt 3 tuần.
Tiểu Cường từng đến khám tại một phòng khám địa phương và bác sĩ hoài nghi cậu nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP) từ mẹ. Tuy nhiên, sau quá trình điều trị thì triệu chứng vẫn không giảm. Sau cùng, Tiểu Cường chuyển đến bệnh viện E-DA Hospital để khám chuyên khoa.
Bác sĩ Thái Cảnh Trung cho biết: "Trong lúc hội chẩn, bỗng nhiên bệnh nhân nôn ra một ngụm máu khiến tôi kinh hãi lập tức cho bệnh nhân nhập viện. Bệnh nhân được sắp xếp kiểm tra nội soi dạ dày và phát hiện dạ dày và tá tràng đều là máu. Điều kỳ lạ là đã kiểm tra 3 lần vẫn không thấy vết loét trong dạ dày của bệnh nhân".
Bác sĩ Thái Cảnh Trung phán đoán Tiểu Cường nôn ra máu nhất định là có nguyên nhân khác. Bác sĩ hỏi Tiểu Cường: "Cháu có bị ho lâu, ho ra máu không?". Tiểu Cường lắc đầu. Bác sĩ nhận thấy triệu chứng của Tiểu Cường cũng không giống lao phổi là tổn thương niêm mạc và xuất huyết do ho lâu ngày.
Bác sĩ tiếp tục hỏi: "Cháu có bị viêm mũi dị ứng không?". Từng điều trị cho một bệnh nhân ngoáy mũi dẫn đến xuất huyết nên bác sĩ đã liên tưởng đến vấn đề này, tuy nhiên Tiểu Cường lần nữa lắc đầu. Sau khi hỏi nhiều câu, bác sĩ vẫn không thể tìm ra nguyên nhân chính xác.
Bác sĩ Thái Cảnh Trung chia sẻ: "Ban đầu tôi không nghĩ là do chảy máu miệng, nhưng mãi vẫn không tìm ra nguyên nhân nên tôi quyết định kiểm tra khoang miệng của bệnh nhân. Ngay khi bệnh nhân há miệng, tôi phát hiện bên trong đều là máu".
Bác sĩ kiểm tra khoang miệng phát hiện răng hàm trên bên phải của Tiểu Cường đang chảy máu. Hóa ra, Tiểu Cường từng bị bệnh nha chu, dạo gần đây thiếu niên đeo niềng răng khiến nướu răng bị kích ứng nên gây ra hiện tượng xuất huyết.
Bác sĩ Thái Cảnh Trung thông tin thêm, máu tươi từ khoang miệng sau khi xuống dạ dày tiếp xúc với axit dạ dày sẽ biến thành màu đen và đây cũng là lý do khiến bệnh nhân đi ngoài phân đen suốt 3 tuần.
Gia đình bệnh nhân có mẹ nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, là nguyên nhân gây loét dạ dày, do đó khi bệnh nhân đi khám tại phòng khám bên ngoài rất dễ bị chẩn đoán sai, bởi lúc đó bác sĩ tại phòng khám không chú ý liệu bệnh nhân bị xuất huyết bắt nguồn từ dạ dày hay là khoang miệng. Sau khi bệnh nhân được khuyên chuyển sang nha khoa điều trị, tình trạng nôn ra máu và ngoài phân đen đã biến mất.
Bệnh nha chu (Periodontitis) là một bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng làm tổn thương mô mềm và phá hủy xương xung quanh răng. Viêm nha chu có thể khiến răng bị lỏng hoặc dẫn đến mất răng.
Viêm nha chu là bệnh phổ biến và có thể phòng ngừa được. Nguyên nhân của bệnh thường là do vệ sinh răng miệng kém. Đánh răng ít nhất hai lần/ngày, dùng chỉ nha khoa hàng ngày và kiểm tra răng miệng thường xuyên có thể phòng ngừa bệnh viêm nha chu thành công và làm giảm cơ hội phát triển nặng hơn của bệnh.
Triệu chứng bệnh nha chu
Nướu khỏe mạnh có màu hồng, cứng và vừa khít quanh răng. Các triệu chứng của bệnh nha chu có thể bao gồm:
Nướu bị sưng.
Nướu có màu đỏ tươi, đỏ sẫm.
Nướu dễ chảy máu.
Nướu không bao chặt răng, làm cho răng trông dài hơn bình thường.
Có khoảng trống mới phát triển giữa răng và nướu.
Mủ giữa răng và nướu.
Hôi miệng.
Răng lung lay.
Đau khi nhai.
Người bệnh chọn phía bên không đau để nhai thức ăn.