Các xét nghiệm máu cho thấy chàng trai trẻ bị suy thận, suy gan, rối loạn đông máu nghiêm trọng…
- Bị ho, cảm lạnh và cảm cúm khi mang thai mẹ bầu phải làm gì?
- Mứt vỏ cam ăn ngon lại chống viêm họng, phòng cảm cúm, tranh thủ cuối tuần làm ngay thôi!
Tiểu Trương, 25 tuổi, ở Trung Quốc đang chờ ngày nhận bằng tốt nghiệp của một trường đại học kinh tế nổi tiếng. Gần đây, anh liên tục sốt cao và tiêu chảy kéo dài cả tuần. Chủ quan nghĩ rằng do bệnh cảm lạnh thông thường, Tiểu Trương tự mua thuốc về uống. Nhưng sau khi uống thuốc, triệu chứng bệnh của Tiểu Trương không suy giảm mà ngày càng nghiêm trọng. Khi đến bệnh viện, chàng trai trẻ ở phù toàn thân, da vàng, sốt cấp tính, khó thở,...
Sao bệnh cảm lạnh lại có thể tiến triển nghiêm trọng như vậy? Sau khi tiến hành xét nghiệm máu, kết quả cho thấy Tiểu Trương bị suy thận, suy gan, rối loạn đông máu nghiêm trọng… Những triệu chứng này không chỉ là cảm lạnh thông thường, bác sĩ kết luận nam thanh niên bị suy đa tạng nặng, cần tiến hành cấp cứu gấp.
Trong quá trình nằm viện điều trị, Tiểu Trương liên tục bị sốc và được đưa đến phòng chăm sóc đặc biệt để theo dõi. Ngoài suy đa tạng và mất chức năng gan, kết hợp với sốc nhiễm trùng, Tiểu Trương phải truyền một lượng máu lớn để duy trì mạng sống.
Trò chuyện với người nhà bệnh nhân, bác sĩ đã biết phần nào nguyên nhân khiến bệnh tình Tiểu Trương chuyển biến xấu. Mẹ chàng trai cho biết, trong những ngày đầu có triệu chứng cảm, Tiểu Trương đã tự đến hiệu thuốc mua rất nhiều thuốc cảm. Khi thấy con trai dùng thuốc gần 1 tuần không đỡ, bà đã khuyên anh đến bệnh viện khám nhưng không thành.
Khi thấy loại thuốc cảm đang dùng không khỏi bệnh, Tiểu Trương liền mua cùng lúc nhiều loại thuốc khác nhau với hi vọng tìm ra "chìa khóa đúng", đồng thời liều lượng dùng trong ngày cũng được chàng trai tự động tăng lên.
Cuối cùng bác sĩ kết luận nguyên nhân suy gan, suy đa tạng của bệnh nhân là do lạm dụng quá nhiều thuốc cảm. Bên cạnh việc tăng liều và trộn nhiều loại thuốc với nhau, Tiểu Trương còn uống thuốc sát giờ đi ngủ.
Cuối cùng, mọi nỗ lực của đội ngũ y tế vẫn không giành lại được mạng sống cho nam thanh niên trẻ. “Bệnh nhân bị suy gan nặng, dẫn đến hạ đường huyết nặng, rơi vào trạng thái hôn mê và không đủ thời gian để cấy ghép gan. Tất cả đã quá muộn”, bác sĩ nói.
Vậy là chỉ 7 ngày từ lúc Tiểu Trương nhập viện đến khi trút hơi thở cuối cùng. Qua trường hợp này, bác sĩ cảnh báo hãy nên đến bệnh viện khám bệnh, không nên lạm dụng thuốc cảm lạnh. Vì khi quá liều, thuốc có thể gây ra ảo giác, dẫn đến tê liệt tinh thần, suy nội tạng và tử vong.
Lưu ý khi sử dụng thuốc cảm
Nếu không sốt trên 38,50C thì không dùng paracetamol, không dùng nhiều dạng bào chế khác nhau của paracetamol cùng một lúc để tránh quá liều. Điều này cần lưu ý vì thuốc cảm là loại thuốc bán không cần đơn, lại có nhiều tên gọi khác nhau nên rất nhiều người bị nhầm hoặc vô tình dùng cùng lúc mà không hay biết. Paracetamol có thể gây độc cho gan nếu dùng liều cao.
Để phòng ngừa các bệnh cảm cúm trong mùa nắng nóng mọi người cần chú ý không thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột, cần để cơ thể thích nghi dần với sự thay đổi nhiệt độ môi trường từ nóng sang lạnh và ngược lại.