Thanh niên bị ung thư giai đoạn cuối vì ăn trầu và hút thuốc

Sống khỏe 13/05/2019 05:57

Nam thanh niên họ Giang đến viện kiểm khám vì nhiệt miệng lâu ngày và có mùi khó chịu. Xét nghiệm tế bào cho thấy Giang bị ung thư miệng giai đoạn cuối.

Theo TVBS, Giang (33 tuổi), là công nhân nay đây mai đó vì học lực mới chỉ đến cấp 2. Thói quen hàng ngày của anh cũng giống với số đông các thanh niên nông thôn hiện nay là ăn trầu, hút thuốc lá và thi thoảng tụ tập uống rượu.

Việc nhai trầu đã trở thành điều không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của Giang và anh cũng không quan tâm liệu nó có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không. Gần đây, miệng anh xuất hiện những nốt nhiệt loét rộng mãi không khỏi, trên lưỡi cũng có một cục nhỏ nhô ra và hơi thở nặng mùi, Giang quyết định đi khám bác sĩ.

Sau khi thăm khám sơ bộ, bác sĩ yêu cầu làm xét nghiệm tế bào vì nghi ngờ anh bị ung thư khoang miệng. Toàn bộ nướu răng sưng đỏ, niêm mạc miệng bị loét nhiều chỗ và đặc biệt là cạnh lưỡi có khối u khá lớn nhô ra và có mủ.

Thanh niên bị ung thư giai đoạn cuối vì ăn trầu và hút thuốc - Ảnh 1

Hút thuốc, ăn trầu là nguy cơ chủ yếu dẫn đến ung thư khoang miệng. Ảnh: Tvbs.

Kết quả xét nghiệm cho thấy anh bị ung thư khoang miệng giai đoạn cuối, và không thể chữa khỏi. Bác sĩ thông tin bệnh của Giang đã âm thầm phát triển ít nhất ba năm trở lên. Đối với nhiều người, thời gian phát triển âm thầm này có thể còn dài hơn.

Bác sĩ giải thích thói quen ăn trầu và hút thuốc khiến anh thuộc vào nhóm có nguy cơ ung thư khoang miệng cao. Đặc biệt, người ăn trầu mắc có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 123 lần người bình thường. Bệnh nhân này đã tử vong sau  khi thăm khám không lâu.

Ung thư khoang miệng xuất hiện ở trong khoang miệng, trên lưỡi, nướu răng, niêm mạc miệng, cổ hỏng, vòm khẩu cái. Nguyên nhân chủ yếu được cho là hút thuốc, hít phải khói thuốc, nhai trầu....

Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn đầu với các triệu chứng như nhiệt miệng kéo dài, hôi miệng, tê tại vùng tổ chức ung thư. Ung thư khoang miệng đáp ứng điều trị khá tốt nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm của bệnh. Khả năng khỏi hoàn toàn lên đến 50%.

Tuy nhiên bệnh nhân thường tìm đến bác sĩ khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn 3, 4 rất khó điều trị.

Các bác sĩ cũng lưu ý những bất thường trong khoang miệng có thể là dấu hiệu bệnh như:

- Loét miệng, nhiệt miệng lâu ngày, nướu sưng, răng lung lay không rõ nguyên nhân

- Xuất hiện các đốm sắc tố bất thường trên lưỡi, niêm mạc miệng

- Cảm giác khó nhai, nuốt, khó cử động hàm, lưỡi, lưỡi tê buốt

- Có các u cục, tổn thương lồi lên hình súp lơ

- Sụt cân nhanh chóng, mệt mỏi thường xuyên

Phòng chống ung thư miệng không quá khó nhưng yêu cầu người dân phải chú ý và chăm sóc hàng ngày:

- Không hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn trầu và các chất kích thích có tính cay nóng mạnh.

- Giữ vệ sinh khoang miệng sạch sẽ. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến khả năng phát triển của bệnh. Phần lớn những bệnh nhân bị ung thư khoang miệng có thói quen chăm sóc răng miệng khá kém, biểu hiện là hơi thở hôi.

- Người dân cần kiểm tra định kỳ 2 năm một lần giúp chẩn đoán sớm nếu mắc bệnh. Đặc biệt, chúng ta cần loại bỏ những nguy cơ, điều trị kịp thời các triệu chứng bệnh thông thường đề phòng phát triển thành ung thư.

Những dấu hiệu tố cáo bị ung thư dạ dày cần ghi nhớ

Người hay bị ợ nóng, đại tiện lẫn máu, ăn không ngon và sút cân đột ngột… cần nghĩ ngay tới căn bệnh ung thư dạ dày.

TIN MỚI NHẤT