Tê tay chân là chuyện thường tình nhưng nếu bị tê thường xuyên thì bạn đừng chủ quan, vì đó có thể là dấu hiệu của 7 loại bệnh nguy hiểm này

Sống khỏe 20/11/2021 21:58

Tê tay về cơ bản ai cũng đã từng gặp. Nhiều người tưởng là do mệt mỏi và thường bỏ qua dấu hiệu này. Tuy nhiên, một số bác sĩ cho biết, tê tay còn có thể là dấu hiệu của các căn bệnh nguy hiểm.

Tê tay chân là chuyện thường tình nhưng nếu bị tê thường xuyên thì bạn đừng chủ quan, vì đó có thể là dấu hiệu của 7 loại bệnh nguy hiểm này - Ảnh 1

Trong cuộc sống, có lẽ không ít người rơi vào trường hợp bị tê mỏi tay khi ngủ. Lúc này, họ cho rằng vì mình nằm sấp hoặc đè lên tay, khiến quá trình tuần hoàn máu ở tay bị cản trở gây ra hiện tượng như vậy. Nếu tình trạng tê tay có thể hết sau khi điều chỉnh lại đúng tư thế ngủ sẽ không có vấn đề gì. Ngược lại, nếu thường xuyên bị tê tay không rõ nguyên nhân, có thể bạn đã mắc những căn bệnh sau:

1. Hội chứng ống cổ tay

Tê tay chân là chuyện thường tình nhưng nếu bị tê thường xuyên thì bạn đừng chủ quan, vì đó có thể là dấu hiệu của 7 loại bệnh nguy hiểm này - Ảnh 2

Hội chứng ống cổ tay có thể gặp ở người đi xe máy nhiều giờ trong ngày, người làm việc nội trợ, nhân viên văn phòng sử dụng máy tính...

Việc sử dụng máy tính, điện thoại di động trong thời gian dài, không cử động các ngón tay thường xuyên dễ gây viêm bao gân, chèn ép dây thần kinh trung gian của ống cổ tay. Từ đó, gây ra hội chứng ống cổ tay. Hội chứng ống cổ tay là một bệnh lý thần kinh ngoại biên thường gặp, nhất là ở phụ nữ trên 35 tuổi. Có đến 3% người trưởng thành mắc bệnh lý này.

Các dấu hiệu khác bao gồm đau, ngứa ran, nóng rát và cử động khó khăn. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng có thể thuyên giảm bằng các biện pháp đơn giản nhưng nếu chẩn đoán muộn, bạn sẽ phải phẫu thuật.

2. Các bệnh mạch máu

Các vấn đề như bệnh gút và mạch máu bị tắc nghẽn cũng có thể gây ra tê tay chân. Đồng thời, sự bất thường trong hệ thống tuần hoàn máu có thể dẫn đến việc cung cấp máu cho tay không đủ gây ra các vấn đề về tê tay. Người trung niên và cao tuổi cần đặc biệt lưu ý. Nếu thường xuyên bị tê tay thì tốt nhất nên đến bệnh viện để khám kịp thời.

3. Bệnh tiểu đường

Những người béo phì hay bệnh nhân đái tháo đường có lượng lipid máu và đường huyết trong cơ thể tăng cao làm cho thành mạch máu bị xơ cứng khiến máu lưu thông chậm hơn và lượng oxy vận chuyển đến tế bào ít hơn. Từ đó, cơ thể có dấu hiệu tê tay.

Ngoài ra, ở những người mắc bệnh tiểu đường, cơ thể thường gặp khó khăn khi di chuyển đường từ máu vào tế bào. Do đó, khi lượng đường trong máu cao trong một thời gian dài có thể dẫn đến sự tổn thương thần kinh. Tình trạng này còn được gọi là bệnh thần kinh tiểu đường.

Đây là loại tổn thương thần kinh gây tê tay và chân. Các triệu chứng khác của bệnh lý thần kinh này có thể bao gồm: Đuối sức, mất thăng bằng và có cảm giác như kim chích. Do đó, khi tê tay thường xuyên, bản thân cần phải đến bệnh viện kiểm tra.

4. Đột quỵ

Tê tay chân là chuyện thường tình nhưng nếu bị tê thường xuyên thì bạn đừng chủ quan, vì đó có thể là dấu hiệu của 7 loại bệnh nguy hiểm này - Ảnh 3

Đối với những người trên 40 tuổi, nếu tình trạng tê tay thường xuyên, kèm theo đau đầu, chóng mặt thì phải đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt, cẩn thận đây là dấu hiệu của bệnh tai biến mạch máu não.

Trong một số trường hợp, tê tay có thể là triệu chứng đáng báo động cần cấp cứu y tế ngay lập tức. Điều này đặc biệt đúng khi một người đang bị đột quỵ. Tê tay trong tình huống này thường đột ngột và xuất hiện ở một bên cơ thể. Những người bị đột quỵ cũng có thể gặp khó khăn khi nâng một cánh tay lên.

Vì đột quỵ rất nguy hiểm nên bạn cần biết các dấu hiệu khác liên quan đến nó. Người càng nhận ra đột quỵ sớm, cơ hội sống sót của họ càng cao, thậm chí tránh được khuyết tật và tổn thương não.

5. Hội chứng mãn kinh

Nhiều chị em còn bị tê tay sau khi bước vào thời kỳ mãn kinh. Nguyên nhân là do trong thời kỳ mãn kinh, chức năng buồng trứng suy giảm dần và hệ thần kinh tự chủ bị rối loạn nên gây ra hiện tượng tê tay. Tuy nhiên, khi hết tuổi mãn kinh, vấn đề tê tay sẽ tự nhiên biến mất.

6. Thoái hóa đốt sống cổ

Khi ngồi quá lâu, cúi thấp đầu, kê gối quá cao hoặc quá thấp cũng đều có thể gây thoái hóa đốt sống cổ. Trên thực tế cho thấy, tỷ lệ tê tay do chèn ép dây thần kinh cột sống cổ cao tới 70%. Căn bệnh này có dấu hiệu điển hình nhất là tê tay, kèm theo đó có một số triệu chứng khác như tăng sản khớp, vôi hóa dây chằng, cổ và vai đau nhức, nôn mửa, chóng mặt, ù tai.

7. Lupus ban đỏ hệ thống

Triệu chứng tê tay có thể bắt nguồn từ bệnh lupus ban đỏ hệ thống (còn gọi là lupus). Đây là một bệnh tự miễn mạn tính, không rõ nguyên nhân, gây tổn thương hầu hết các hệ cơ quan trong cơ thể, thậm chí có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Các biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh lupus liên quan đến sự phá hủy của các cơ quan quan trọng như tim, thận, phổi hoặc não.

Ai đã từng trải qua cơn tê tay sẽ cảm thấy cực kỳ khó chịu. Do đó, các chuyên gia đã chỉ ra những cách để giảm bớt tình trạng này nhanh chõng hiệu quả:

Tê tay chân là chuyện thường tình nhưng nếu bị tê thường xuyên thì bạn đừng chủ quan, vì đó có thể là dấu hiệu của 7 loại bệnh nguy hiểm này - Ảnh 4

Đằng sau những cơn tê tay nhỏ có thể ám chỉ rằng cơ thể đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng.

 

1. Thực hiện các bài tập cho tay đơn giản

Khi bị tê tay, bạn có thể thực hiện các bài tập tay phù hợp: Hạ lòng bàn tay xuống và duỗi thẳng cánh tay. Sau đó dùng tay còn lại ấn mu bàn tay khoảng 10 giây rồi kéo lòng bàn tay vào trong và tiếp tục sau 10 giây. Lặp lại vài lần, bạn sẽ cảm thấy tình trạng tê tay được cải thiện rõ rệt.

2. Chế độ ăn uống

Tê tay chân là chuyện thường tình nhưng nếu bị tê thường xuyên thì bạn đừng chủ quan, vì đó có thể là dấu hiệu của 7 loại bệnh nguy hiểm này - Ảnh 5

Chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống để bảo vệ sức khỏe của bạn.

Những người thường xuyên ăn đồ nhiều dầu mỡ cần đề phòng nguy cơ bị xơ cứng động mạch não, có thể gây bệnh mạch máu và gây tê tay. Do đó, hãy chú ý đến chế độ ăn uống của bạn, ăn ít đồ ăn dầu mỡ, giảm lượng chất béo và cố gắng giữ chế độ ăn càng thanh đạm càng tốt.

3. Tham gia thể dục thể thao

Dân văn phòng ngồi nhiều cả ngày, cộng với việc sử dụng máy tính, điện thoại di động lâu sẽ dễ bị đau lưng, tê mỏi tay. Tập thể dục liên tục có thể kích hoạt các cơ và xương, thúc đẩy lưu thông máu và tự nhiên tránh được tình trạng tê tay.

4. Xoa bóp, ấn huyệt

Ngoài ra, xoa bóp bấm huyệt cũng là một trong những cách giảm tê tay hiệu quả. Khi bị tê tay có thể xoa bóp huyệt Lao Cung trên bàn tay để giảm bớt tình trạng tê tay.

Lao Cung huyệt là huyệt đạo thuộc gan bàn tay, nằm trên đường van tim của gan, nằm ở khe giữa của ngón tay số 4 (ngón vô danh: ngón tay không có tên gọi) và ngón giữa. Khi ta gấp các ngón tay vào lòng bàn tay và chạm vào đường chỉ tay của gan bàn tay, đầu ngón tay giữa chạm vào nếp gấp ở giữa lòng bàn tay thì đó chính là vị trí của huyệt Lao Cung.

Nhìn chung, hiện tượng tê tay có thể là tình trạng tạm thời, cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng. Đối với những người thường xuyên bị tê tay, bạn hãy sắp xếp thời gian đi kiểm tra sức khỏe ngay. Chúng ta không nên chủ quan với bất cứ hiện tượng lạ nào trên cơ thể, nếu không bạn sẽ khó phát hiện các vấn đề về sức khỏe của mình.

Nguồn và ảnh: Aboluowang

6 thói quen xấu khiến cholesterol tăng cao, bệnh tật gõ cửa

Chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ những thói quen xấu cần tránh nếu không muốn cholesterol tăng cao.

TIN MỚI NHẤT