Tại sao ăn gừng buổi tối như uống thuốc độc?

Sống khỏe 27/10/2017 11:17

Tác dụng của gừng tươi giúp tiêu hóa tốt, chống nôn mửa, chữa ho cảm... nhưng vì sao “ăn gừng buổi tối độc”?

Dân gian có câu “Ăn gừng buổi sáng tốt như nhân sâm. Ăn gừng buổi tối độc như thạch tín” điều này là so sánh cách ăn gừng tươi vào thời điểm nào là tốt nhất trong ngày.

Tại sao ăn gừng buổi tối như uống thuốc độc? - Ảnh 1

Gừng nóng hay mát? Thành phần hóa học của gừng có từ 2-3% tinh dầu, 5% chất nhựa dầu, 3,7% chất béo, tinh bột và đặc biệt là các chất cay như: zingeron, zingerola và shogaola. Chính các chất cay này quyết định gừng có tính nóng.

Do đó, buổi sáng thức dậy, nếu cơ thể cảm thấy lạnh, hắt xì hơi liên tục hoặc mới đi mưa về thì giã củ gừng đổ nước thiệt sôi vào, chờ nước ấm uống vài ngụm sẽ không mắc bệnh. 

Tránh để chứng cảm lạnh trở thành bệnh rồi mới uống, lúc đó công dụng của trà gừng không đạt hiệu quả cao.

 Tại sao ăn gừng buổi tối như uống thuốc độc? - Ảnh 2

Ăn gừng sống có tác dụng gì? Ngoài cách uống trà gừng, gừng tươi còn giúp tiêu hóa tốt, nhất là trong trường hợp kém ăn, ăn uống khó tiêu, nôn mửa, chữa ho mất tiếng. Người bệnh chỉ cần nhai gừng tươi sẽ hỗ trợ bệnh rất tốt.

Cách ăn gừng tươi: Có thể dùng với liều 3-6g, dưới dạng thuốc sắc hoặc pha nước ấm uống.

Chính gừng có tính nóng nên nếu uống vào buổi sáng sẽ rất tốt, nhất là người có cơ địa lạnh (thường cảm giác lạnh, chịu lạnh kém). Ngược lại, sử dụng gừng vào buổi tối sẽ gây khó ngủ, nhất là người có cơ địa nóng lại càng mất ngủ.

Tại sao ăn gừng buổi tối như uống thuốc độc? - Ảnh 3

Đó là lý do tại sao dân gian có câu “Ăn gừng buổi sáng tốt như nhân sâm. Ăn gừng buổi tối độc như thạch tín”.


Tiến sĩ - bác sĩ Trương Thị Ngọc Lan

Phó Giám đốc kiêm Trưởng phòng Đạo tạo Nghiên cứu,Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM