Theo kinh nghiệm của các bà và các mẹ trên khắp thế giới, súc miệng bằng nước muối ấm sẽ làm dịu cơn đau họng. Nhưng điều đó có thực sự hiệu quả? Có bằng chứng khoa học nào không?
- Biết được những tác dụng tuyệt vời này của cà tím, bạn sẽ chạy ra chợ mua ngay về ăn
- Giá thành rẻ lại cực tốt cho sức khỏe, đây là loại thực phẩm các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng thường xuyên
Có thể nói, đau họng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất khiến người Mỹ phải đến tìm bác sỹ, nhiều hơn cả bệnh cao huyết áp, đau lưng hay phát ban.
Khi cổ họng có vấn đề, thức ăn hay chất lỏng sẽ giống như một tờ giấy nhám và chà xát vào vùng bị tổn thương. Một ngày, bạn không thể đếm được bao nhiêu lần bị đau mỗi khi nuốt gì đó.
Theo kinh nghiệm của các bà và các mẹ trên khắp thế giới, súc miệng bằng nước muối ấm sẽ làm dịu cơn đau họng.
Nhưng điều đó có thực sự hiệu quả? Có bằng chứng khoa học nào không?
Tin đồn: Súc miệng bằng nước muối ấm có thể làm giảm đau họng
"Mẹ ơi, con không súc miệng bằng nước đó đâu". Đa số con trẻ đều trả lời như vậy mỗi khi mẹ yêu cầu súc miệng bằng nước muối ấm. Bởi chúng không thích cái cảm giác khi nước hơi mặn và ấm chảy xuống cổ họng.
Thế nhưng, chúng vẫn thực hiện theo lời mẹ và mỗi khi bị đau họng, bọn trẻ luôn phải súc miệng bằng nước muối ấm.
"Các bà mẹ học phương pháp này từ đâu? Chắc chắn từ bà rồi. Thế các bà biết thông tin này từ đâu? Tất nhiên là từ các cụ.
Và cứ đời này truyền sang đời khác, súc miệng bằng nước muối ấm trở thành thang thuốc hiệu quả nhất", bác sĩ Brian P. Currie, phó chủ tịch Trung tâm Y tế Montefiore (New York, Mỹ) nói.
Phán quyết: Vâng, súc miệng bằng nước muối ấm có thể làm giảm đau họng
Hóa ra, lâu nay các bà mẹ đều làm đúng: Súc miệng bằng nước ấm thật sự làm dịu các cơn đau họng và nó cũng có tác dụng phòng ngừa.
"Bạn đang tạo ra một rào chắn bằng muối vững chắc và bạn đang lấy ra rất nhiều chất dịch từ các mô ở trong vùng họng. Vì vậy, bạn đang đẩy virus bay ra ngoài. Muối có chức năng giống như một nam châm hút nước. Từ đó, các triệu chứng đau sẽ giảm.
Cuối cùng, bạn phải nuốt một chút nước muối ấm nhằm giúp bổ sung nước cho cơ thể. Trong quá trình súc miệng, bạn có thể nuốt 1 chút nước đó, chứ không nên uống", bác sĩ Sorana Segal-Maurer, thuộc khoa bệnh truyền nhiễm của bệnh viện New York khuyến cáo.
Còn theo tiến sĩ Brett Comer, bác sĩ phẫu thuật đầu và cổ tại Đại học Y Kentucky (Mỹ), nước muối có thể làm dịu viêm bằng cách làm dịu loại axit vốn gây ra sự kích thích ở cổ họng. Nó cũng có thể giúp loại bỏ nhiễm trùng hoặc gây kích ứng bề mặt của cổ họng.
Cách làm:
- Hòa tan ¼ đến ½ muỗng cà phê muối trong 250 ml nước ấm và cứ 1-2 giờ lại súc miệng một lần.
Lưu ý:
Tuy nhiên, súc miệng bằng nước muối ấm để chữa đau họng cũng không thật sự "kỳ diệu" như lời đồn thổi.
"Chắc chắn nó sẽ không chữa được bệnh nhiễm trùng do virus vì muối không có tác dụng kháng virus", bác sĩ Segal-Maurer nhấn mạnh.
Súc miệng bằng nước muối ấm chỉ có tác dụng làm dịu cơn đau họng trong tức thì. Bác sĩ Comer nhấn mạnh nếu cơn đau đó kéo dài hơn 48 tiếng, bạn có thể bị nhiễm vi khuẩn như liên cầu khuẩn. Và tốt nhất, bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Tác dụng khác của việc súc miệng bằng nước muối ấm
Ngoài có tác dụng làm giảm đau họng, súc miệng bằng nước muối ấm có thể giúp giảm triệu chứng đau răng. Theo một số nghiên cứu, không cần muối, súc miệng bằng nước lọc cũng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.