Chuối có đốm đen hay nước luộc rau màu xanh đen,... khiến nhiều người lo ngại rằng chúng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng ngược lại, đó đều là những thực phẩm rất bổ dưỡng.
- Đây là những nhóm thực phẩm gây suy giảm trí nhớ mà bạn cần tránh tiêu thụ thường xuyên
- Muốn cơ thể có mùi hương hấp dẫn tránh uống nhiều cà phê và loạt thực phẩm sau đây
Nhiều người khi thấy chuối chín có nhiều đốm đen ở vỏ thường bỏ đi. Tuy nhiên, đây là thời điểm nó giàu dinh dưỡng nhất, giảm nguy cơ mắc ung thư. Đây là lý do các chuyên gia dinh dưỡng Nhật Bản khuyên mọi người nên ăn chuối chín đã xuất hiện đốm đen.
Các chuyên gia Nhật Bản cho rằng, chuối chín xuất hiện đốm chứa chất có tác dụng làm hoại tử các khối u, có tên là TNF. TNF chứa các cytokine tiêu diệt khối u ác tính hoặc mầm mống ung thư trước khi chúng có cơ hội phát triển và nhân lên không kiểm soát được.
Ngoài ra, ăn chuối chín đốm đen còn giúp giảm huyết áp, cải thiện tâm trạng, bổ sung năng lượng và giúp xương chắc khỏe do chuối có chứa nhiều mangan.
Theo nghiên cứu của Viện kỹ thuật sinh vật, khoa học thực phẩm và công nghệ trường Đại học quốc gia Hàn Quốc, mầm tỏi có nhiều lợi ích hơn so với tỏi tươi rất nhiều.
Trong mầm tỏi có chứa nhiều selen, có tác dụng chống oxy hóa mạnh hơn, có thể giảm thiệt hại của gốc tự do, tốt cho sức khỏe tim mạch. Hơn nữa, tác dụng chống ung thư của tỏi mọc mầm cũng mạnh hơn tỏi thường.
Mặc dù mầm tỏi có nhiều lợi ích hơn, nhưng mọi người không nên quá lạm dụng, sử dụng với liều lượng hợp lý. Đặc biệt, không được sử dụng khi bụng đói.
Nhiều bà nội trợ lo lắng sau khi luộc rau muống hay một số loại rau, nước luộc chuyển sang màu xanh đen. Họ nghĩ rằng rau có chứa hóa chất nên mới chuyển màu và không dám sử dụng.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Chuyên gia về Công nghệ thực phẩm (nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm - ĐH Bách khoa HN) lý giải do trong nước có dư lượng canxi và magie nên có tính kiềm khiến nước luộc chuyển màu chứ không gây ảnh hưởng sức khỏe.
Các chuyên gia cũng khẳng định rằng, nếu so sánh nước rau muống với các loại nước ngọt, nước giải khát mà nhiều người yêu thích hiện nay, thì uống nước rau muống có lợi gấp hơn nghìn lần.
Giá đỗ có năng lượng thấp, ít chất béo nên giúp hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu, giảm mỡ, giảm cholesterol “xấu”. Những người bị béo phì nên thường xuyên ăn loại thực phẩm này để giảm mỡ máu, đẩy lùi nguy cơ bị bệnh tim mạch.
Không chỉ vậy, mầm giá đỗ cũng rất giàu vitamin, khoáng chất… giúp hỗ trợ chức năng sinh lý, chức năng sinh sản cho cả nam và nữ.
Trong 100gr hạt đậu tương khô có tới 36,49g chất đạm; 19,94 g chất béo; 30,16 g đường bột, 9,3g chất xơ, 277mg canxi và nhiều vitamin, khoáng chất,... Sau khi đậu tương mọc mầm, nguồn dinh dưỡng trên càng tăng nhiều hơn.
Các nghiên cứu chứng minh: đậu tương khi mọc mầm, hàm lượng đường và chất béo sẽ giảm; protein, isoflavones, vitamin C và các chất dinh dưỡng có lợi khác tăng lên, phù hợp với những người tiêu hóa kém.
Nhật Bản là quốc gia phổ biến mầm gạo lứt đầu tiên. Ngày nay, nó được nhiều người coi như là một loại thực phẩm chức năng rất có lợi cho sức khỏe con người.
Gạo lứt không dễ tiêu hóa, hương vị cũng không dễ ăn, chế biến mất nhiều thời gian, nhưng mầm gạo lứt lại có tác dụng làm cho aminobutyric acid (gaba - chất dẫn truyền thần kinh thuộc nhóm các acid amin) và các thành phần có lợi khác được cải thiện đáng kể.