Gần đây, trên mạng xã hội lưu truyền thông tin dùng đũa một thời gian dài sẽ dẫn đến ung thư, tuyên bố rằng đũa sẽ sản sinh ra một chất gây ung thư gọi là "Aflatoxin". Những chiếc đũa mà chúng ta sử dụng hàng ngày có thực sự mang lại nguy cơ ung thư không?
- Đây là những sai lầm khi tập luyện khiến cơ thể nhanh lão hóa
- Táo là loại trái cây "vàng" cho sức khỏe nhưng 100% chúng ta đều mắc sai lầm này khi ăn
Bài viết dưới đây là chia sẻ của bác sĩ Hồ Bằng Thăng, Viện trưởng Viện nghiên cứu thuốc Đông y Hoa Hạ Đường Bắc Kinh sẽ giúp mọi người hiểu rõ về vấn đề này.
Loại đũa thông thường được sử dung là đũa gỗ, để kéo dài thời gian sử dụng, bề mặt của đũa gỗ thường được phủ một lớp sơn “ăn được”, giúp cho bề mặt của đũa không dễ bị vi khuẩn bám vào.
Tuy nhiên, sau khi đũa gỗ được sử dụng trong một thời gian dài, lớp sơn bề mặt dễ rơi ra hoặc bị vỡ, lớp trong của đũa dễ bị mục và cung cấp không gian sống cho vi khuẩn. Đặc biệt khi rửa đũa chưa sạch triệt để, các vi khuẩn gây bệnh như Escherichia coli, Staphylococcus aureus, và Helicobacter pylori có thể lây truyền qua đũa, gây nhiễm trùng.
Sử dụng đũa bị vi khuẩn ăn mòn, có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, nôn ói,… nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến ung thư dạ dày do nhiễm Helicobacter pylori. Đũa mốc nặng cũng tạo ra chất "aflatoxin" gây ung thư gan.
Hai "sát thủ" gây chết người trên đũa
Những người sử dụng đũa bị nhiễm khuẩn có thể đem đến các loại bệnh trên cơ thể, và trên đũa có 2 loại vi khuẩn được y học thừa nhận là thủ phạm trong việc gây ra bệnh ung thư gan.
Aflatoxin
Aspergillus flavus là một loại nấm hủ sinh phổ biến. Thường thấy trong các loại thực phẩm mốc. Nhiều chủng trong Aspergillus flavus tạo ra aflatoxin. Aflatoxin là một chất có độc tính cao gấp 68 lần độc tính của asen và gấp 10 lần kali cyanua. Aflatoxin có tác dụng phá hủy trên mô gan của người và động vật, và có thể gây ung thư gan hoặc thậm chí tử vong trong những trường hợp nặng. Nhiều loại thức ăn mốc như ngô, đậu phộng và đậu nành đều chứa aflatoxin.
Helicobacter pylori
Hiện nay, tỷ lệ người bị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori tương đối cao. Theo khảo sát, cứ bình quân 10 người thì có 1 người nhiễm Helicobacter pylori. Vi khuẩn chủ yếu thông qua nước miếng từ miệng của con người, căn bản trong bữa ăn hàng thường không phân chia đũa riêng gắp thức ăn, do đó đũa chính là một phương tiện tốt nhất để truyền bá vi khuẩn.
Sau khi nhiễm Helicobacter pylori, 100% người sẽ bị viêm dạ dày, và 50% trong số họ không có triệu chứng. 10% đến 15% số người sẽ phát triển bệnh loét, chẳng hạn như loét dạ dày, loét tá tràng, còn có một số ít người có thể phát triển thành ung thư dạ dày.
Sai lầm khi dùng đũa dễ rước bệnh
Mặc dù trên đũa có rất nhiều vi khuẩn, nhưng chúng ta có thể làm giảm đáng kể lượng vi khuẩn trên đũa trong quá trình sử dụng hàng ngày bằng cách chú ý đến phương pháp “ba có” và “ba không”.
Chà đũa quá mạnh
Nhiều người cho rằng chỉ có chà đũa thật mạnh mới có thể làm sạch đũa. Thực tế đây là phương pháp làm sạch sai lầm nhất. Bởi vì cách làm như vậy rất dễ khiến lớp bề mặt của đũa bị bong ra và trở nên thô ráp, đồng thời cung cấp không gian cho vi sinh vật phát triển. Phương pháp làm sạch chính xác nhất là nên dùng miếng bông rửa bát kỳ sạch đũa dưới vòi nước chảy.
Đũa vửa rửa xong đã cất ngay vào ống đựng đũa
Có người nghĩ rằng đặt chân đũa vào ống đựng đũa có thể tránh nhiễm khuẩn ở chân đũa. Thực tế đây là điểm mù sức khỏe dễ bị bỏ qua nhất. Bộ phận đáy của ống đựng đũa vì thường có nước, nó tương đối ẩm, rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào. Phương pháp chính xác nhất là nên rửa sạch hoàn toàn đũa, phơi khô sau đó mới để vào ống đựng đũa.
Dùng đũa ăn cơm để chiên rán thực phẩm
Sau khi đũa được dùng để chiên rán sẽ biến đổi thành màu đen, độ cứng giảm rất dễ gây mốc, bị mủn và bụi bẩn, các loại đũa sơn có chứa các kim lại nặng như chì và crom, nếu dùng loại đũa này để chiên rán có thể trúng độc kim loại nặng và dẫn đến ung thư.
Không rửa luôn bát đũa sau khi ăn
Nhiều người có thói quen sau khi ăn xong, bát đũa thường để trên bàn rất lâu không rửa hoặc là đem ngâm bát đũa trong bồn nước một thời gian dài, điều này rất dễ khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào đũa, thậm chí có thể xâm nhập vào bên trong đũa, rất khó rửa sạch. Đũa kim loại dễ có khả năng gây ra các chất kim loại ở bề mặt. Do vậy, thói quen rửa bát đũa ngay sau khi ăn xong mới giúp loại bỏ vi khuẩn tốt nhất.
Để chung đũa khô và đũa ướt
Thói quen của một số người, sau khi rửa xong đũa bỏ luôn vào hộp đựng đũa, môi trường ẩm ướt rất dễ sản sinh vi khuẩn. Phương pháp chính xác nhất là sau khi rửa sạch đũa, nên phơi hoặc lau khô trước khi để vào hộp đũa, đũa ướt và đũa khô nên để riêng biệt tránh nhiễm vi khuẩn chéo.
Không khử trùng hoặc thay đũa theo định kỳ
Ngoài việc làm sạch kịp thời và chính xác, khử trùng đũa ở nhiệt độ cao theo định kỳ cũng là một trong những phương pháp sử dụng đũa lành mạnh. Bảo đảm mỗi tuần khử trùng ở nhiệt độ cao một lần, bằng cách cho đũa vào nước đun sôi ở 100 ° C trong thời gian 5 phút, có thể đạt hiệu quả khử trùng tốt nhất.
Ngoài ra, đũa cũng có hạn sử dụng, đũa quá hạn sử dụng có thể bị nhiễm vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Escherichia coli và các vi khuẩn gây bệnh khác rất khó làm sạch. Đũa tre thông thường và đũa gỗ, thời hạn sử dụng từ 3 đến 6 tháng.