Rối loạn chức năng tiền đình là bệnh lí khá thường gặp, tuy không phải bệnh nghiêm trọng về nội khoa, nhưng nó có ảnh hưởng lớn tới khả năng lao động và tâm lý người bệnh.
- Vứt ngay cặp kính cận đi và thực hiện bài tập mát xa mắt đơn giản này, thị lực chỉ có 10/10
- Ăn sầu riêng mà không biết cách phân biệt loại chín cây hay ngâm thuốc thì chỉ có rước bệnh vào người
Căn bệnh rối loạn tiền đình tuy không gây nguy hiểm nhưng chính vì nhiều người lại chủ quan trước những dấu hiệu bệnh, vì thế càng khó chữa. Thậm chí có những người còn không hiểu được chính xác rối loạn tiền đình là gì? Triệu chứng ra sao, cách chữa thế nào để hiệu quả.
RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH LÀ GÌ?
Hệ thống tiền đình có vai trò giữ thăng bằng cho cơ thể khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay … Hệ thống này được điều khiển bằng dây thần kinh số 8 – là đường truyền dẫn thông tin. Một khi dây thần kinh này bị tổn thương, thông tin dẫn truyền sẽ bị sai lệch, từ đó khiến cho cơ thể mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn… Đó là hội chứng rối loạn tiền đình.
BIỂU HIỆN RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH
Muốn chữa được bệnh thì không chỉ đơn giản hiểu được rối loạn tiền đình là gì mà điều quan trọng cần phải biết được những dấu hiệu của nó để kịp thời chữa trị.
Rối loạn chức năng tiền đình là bệnh lý khá thường gặp, tuy không phải bệnh nghiêm trọng về nội khoa, nhưng nó có ảnh hưởng lớn tới khả năng lao động và tâm lí người bệnh.
Biểu hiện thường gặp của rối loạn tiền đình là cảm giác chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn. Trong trường hợp nặng, người bệnh sẽ mất thăng bằng, ù tai, không thể bước đi và dễ ngã.
Mất ý thức hoặc ngất cùng với giảm thị lực, đổ mồ hôi, buồn nôn là tình trạng nặng nhất của rối loạn tiền đình. Những trường hợp này thường gây ra thương tích cho bệnh nhân nếu có va đập không mong muốn.
NGUYÊN NHÂN RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH
Tất cả sự rối loạn hoặc không đồng bộ các thông tin của hệ thống tiền đình sẽ gây tình trạng chóng mặt và các triệu chứng kèm theo.
Rối loạn tiền đình thường do nhiều nguyên nhân gây nên. Căn cứ vào vị trí tổn thương có thể có các nguyên nhân chính sau:
Tổn thương tiền đình trung ương: Bao gồm các bệnh lý như thiểu năng tuần hoàn não hệ sống – nền; thiếu máu não cục bộ tạm thời; đột qụy não; chấn thương sọ não; parkinson; xơ não tuỷ rải rác...
Tổn thương tiền đình ngoại vi: Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính; bệnh Ménière; viêm thần kinh tiền đình; bệnh lý tai...
Ngộ độc các thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng lao. Ngoài ra còn có nguyên nhân liên quan đến yếu tố tâm lý...
ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH
Trước tiên là phải để bệnh nhân ở tư thế nằm đầu thấp, cố định đầu, nơi ít ánh sáng, tránh di chuyển. Nếu bệnh nhân có nôn nhiều phải cho thuốc chống nôn đường tiêm như papaverin 40mg hoặc primperan 10mg tiêm bắp; truyền dịch, bù nước - điện giải nếu có điều kiện.
Khi cấp tính: Tập ở tư thế nằm, đưa mắt sang hai bên, lên xuống, thực hiện động tác chậm rồi nhanh dần, nhìn một vật di chuyển qua lại trước mắt 20cm.
Khi qua giai đoạn cấp: Tập ở tư thế đứng, đang ngồi từ từ đứng dậy, sau đó đi, lên xuống cầu thang, xoay người kết hợp mở mắt và nhắm mắt.
Chống chóng mặt bằng các nhóm thuốc:
- Các thuốc nhóm kháng histamine;
- Acetylleucin;
- Nhóm ức chế calci chọn lọc mạch máu não;
- Nhóm benzodiazepine;
- Nhóm tăng tuần hoàn tiền đình, tuần hoàn não;
- Tập bù trừ tiền đình.
Tóm lại để có thể chữa khỏi được căn bệnh không nguy hiểm nhưng cũng không được chủ quan này, mỗi người cần phải hiểu rõ được rối loạn tiền đình là gì, nguyên nhân, biểu hiện để từ đó có cách chữa trị, phòng ngừa hiệu quả nhất.