Bánh mì là một trong những loại thực phẩm quen thuộc đối mọi gia đình. Bánh mì có thể dùng để ăn vặt hoặc dùng để ăn trong bữa chính với các loại nguyên liệu khác đi kèm rất ngon miệng. Tuy nhiên, có loại bánh mì đặc biệt là bánh mì trắng, nếu ăn nhiều sẽ gây bệnh nguy hiểm.
Nữ sinh 22 tuổi bị tiểu đường vì ăn 3 bữa bánh mì trắng mỗi ngày
Ảnh hưởng của chế độ ăn uống tới sức khỏe là vô cùng quan trọng. Tiêu biểu là một nữ sinh viên 22 tuổi tên Tiểu Diễm đến từ Đài Bắc. Từ nhỏ, Tiểu Diễm đã rất thích ăn bánh mì, đặc biệt khi lên đại học, bánh mì trở thành món ăn vô cùng thuận tiện. Bởi nhiều khi bận việc học hành, cô gái cũng ngại nấu nướng, do vậy mà 1 ngày 3 bữa cô có thể đều ăn bánh mì.
Tuy nhiên, gần đây Tiểu Diễm thường xuyên cảm thấy khát nước, đi tiểu nhiều lần, rất khó chịu ở đường tiết niệu, đặc biệt rất nhanh đói. Lo sợ có vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe, Tiểu Diễm đã đến Bệnh viện Thư Điền để khám.
Theo tờ Sanli News đưa tin, Tống Án Nhân, giáo đốc của Bệnh viện Thư Điền cho biết sau khi xét nghiệm máu và nước tiểu của bệnh nhân thì phát hiện lượng đường trong nước tiểu tăng quá cao, và lượng đường trong máu là 198mg/dl, hemoglobin glycated là 9,6%. Tiểu Diễm được chẩn đoán là bị bệnh tiểu đường.
Sau khi tìm hiểu thêm về thói quen sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Bác sĩ phát hiện, hóa ra Tiểu Diễm bình thường đều ăn ngoài. Vì thích ăn bánh mì, thậm chí ăn cả 3 bữa trong ngày, dẫn đến thể trọng bị béo phì (BMI24.8) và mỡ cơ thể quá cao (30.8%).
Bác sĩ Tống Án Nhân giải thích rằng: Lượng đường trong máu tăng lên, tuyến tụy sẽ giải phóng insulin vào máu, insulin sẽ liên kết với protein trên bề mặt tế bào, để glucose đi vào tế bào làm nguyên liệu giúp chuyển hóa năng lượng hoặc chuyển hóa thành glycogen và lưu trữ nó vào cơ. Tuy nhiên, lượng glycogen được lưu trữ trong cơ không nhiều, và toàn bộ cơ thể chỉ khoảng 100mg. Nếu lượng đường trong máu quá cao, nhu cầu chuyển hóa năng lượng và khả năng dự trữ đường ở gan sẽ đi vào mô mỡ và trở thành chất béo.
Bác sĩ Tống nói: "Bệnh tiểu đường là bệnh liên quan đến nội tiết do rối loạn chuyển hóa chất đường trong máu bởi nguyên nhân tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc insulin khi đó bị giảm vì tác động của cơ thể. Bệnh tiểu đường là một bệnh mạn tính, ảnh hưởng tới toàn bộ cuộc sống của người bệnh."
Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh tiểu đường trên cơ thể?
Bác sĩ Tống Án Nhân nhấn mạnh rằng: "Chế độ ăn uống phải tránh các thành phần chỉ số đường huyết cao (GI)”. Thức ăn có lượng đường càng cao, sau khi ăn lượng đường trong máu cũng càng cao, tăng tiết insulin. Nếu lượng đường trong máu tăng quá nhanh, tăng tiết insulin, tạo gánh nặng của tuyến tụy, gây tổn thương chức năng tuyến tụy, dễ dẫn đến tiểu đường.
Do đó, chìa khóa không phải là hàm lượng đường của thức ăn, mà là tốc độ đường nhanh hay chậm, các chỉ số đường huyết phổ biến cao như bánh mì trắng, bánh quy, bánh ngọt, khoai tây chiên, đồ uống có đường…
Tống Án Nhân nói rằng sau khi điều chỉnh chế độ ăn uống của Tiểu Diễm. Cứ mỗi tháng Tiểu Diễm lại xem xét chế độ ăn kiêng và và kiểm tra lượng đường trong máu. Sau 3 tháng, Tiểu Diễm làm một xét nghiệm máu khác, kết quả kiểm tra cho thấy đường huyết lúc đói giảm xuống còn 110 mg/dl và glycated hemoglobin giảm 6,4%. Hiện nay, bệnh nhân chỉ dùng thuốc hạ đường huyết uống liều thấp.
Trong điều trị bệnh tiểu đường, điều trị chính là thuốc hạ đường huyết uống hoặc tiêm và tiêm insulin. Ngoài việc dùng thuốc, chế độ ăn uống và tập thể dục đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Đặc biệt là kiểm soát chế độ ăn uống tốt, thậm chí còn quan trọng hơn thuốc.
Bác sĩ Tống Án Nhân nhắc nhở rằng, bệnh nhân tiểu đường nên tìm kiếm sự trợ giúp của y tế, tránh các biện pháp ăn uống dân gian, nếu chưa được sự cho phép của bác sĩ. Luôn chủ động thực hiện kiểm soát chế độ ăn hàng ngày, đặc biệt là kiểm soát lượng đường, đây là nguyên nhân cơ bản giúp cơ thể nhanh hồi phục sức khỏe.
Uống thuốc đều đặn, chế độ ăn uống cân bằng, thường xuyên tập luyện thể dục là 3 biện pháp chính người bị bệnh tiểu đường cần phải nắm rõ, để kiểm soát cân nặng, ổn định đường huyết.