Đau bụng quanh rốn và đau lưng là tình trạng khá phổ biến mà ai cũng phải gặp. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này lặp lại nhiều lần kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường thì người bệnh nên cẩn trọng bởi đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm.
Đau bụng quanh rốn và đau lưng có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào vị trí đau và các bất thường của cơ quan trên ổ bụng.
Trước tiên, bạn cần nắm được cấu tạo khu vực bụng. Vùng bụng được cấu tạo thành 3 phần:
- Vùng hố chậu phải, hố chậu trái
- Vùng thượng vị (trên rốn) gồm nhiều cơ quan như gan, mật, dạ dày, hành tá tràng, lách, tụy, phần trên hệ tiết niệu.
- Vùng hạ vị (bên dưới rốn) gồm có trực tràng, ruột non, ruột già, phần dưới niệu quản, bàng quang, buồng trứng,…
1. Nguyên nhân gây đau bụng quanh rốn và đau lưng
Đau bụng quanh rốn và đau lưng là một triệu chứng kép xảy ra đồng thời cả hai cơn đau ở vùng lưng và vùng bụng dưới. Triệu chứng này thường xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam.
Đau bụng dưới và đau lưng là dấu hiệu gì? Đây là một triệu chứng bệnh lý chung thể hiện cho rất nhiều căn bệnh khác nhau.
Cụ thể:
+ Do các bệnh về phụ khoa
- Mang thai ngoài tử cung: Bệnh xuất hiện bởi sự căng giãn quá mức của vòi trứng khiến vùng bụng dưới của người phụ nữ đau âm ỉ kéo dài. Mức độ của những cơn đau sẽ mỗi lục một tăng dần lên.
- Sỏi thận: Những biểu hiện của bệnh sỏi thận bao gồm đau bụng dưới âm ỉ và đau lưng bên trái, mỏi hông, đau lưng. Những viên sỏi được hình thành từ hỗn hợp muối cùng với các khoáng chất ở trong nước tiểu sẽ từ từ di chuyển từ thận xuống đến bàng quang. Người bệnh có cảm giác đau nhức, mệt mỏi, rất khó chịu.
- U nang buồng trứng: Vùng chậu bị viêm hoặc ung thư cổ tử cung sẽ kèm theo các cơn đau như đau lưng đau âm ỉ bụng dưới. Đây là lúc các cơn đau lan xuống đùi và dẫn đến sự mệt mỏi, chán nản cho người bệnh.
- Viêm cổ tử cung: Tình trạng cổ tử cung bị viêm, bị vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng xâm nhập vào sẽ khiến người bệnh thấy có những triệu chứng như đau đớn, đau lưng đau bụng dưới.
- Viêm âm đạo: Đây là căn bệnh phụ khoa rất phổ biến mà chị em nào cũng có thể mắc phải.
Tuy nhiên, nhiều chị em lại rất chủ quan và thiếu thông tin cần thiết mà không biết rằng mình đã mắc phải bệnh. Chính điều này đã dẫn đến biến chứng nặng nề, nguy hiểm cũng như làm mất khả năng làm mẹ của người phụ nữ.
- Quan hệ tình dục: Sau khi quan hệ, nếu thấy đau bụng dưới và đau lưng có thể là do vận động thô bạo, quá sức, thời gian quan hệ quá lâu hoặc sắp đến kỳ kinh của phụ nữ.
+ Do các bệnh về xương khớp
- Thoái hóa cột sống lưng:
Hiện tượng thoái hóa cột sống lưng có bản chất là do hệ lụy của quá trình thoái hóa các đốt sống vùng lưng. Tình trạng này sẽ dẫn đến xuất hiện cơn đau ở các điểm đốt sống thoái hóa rồi lan sang những vùng lưng xung quanh.
Cùng với thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống lưng là biến thể thoát vị đĩa đệm nguy hiểm.
Tuy nhiên, thoát vị đĩa đệm cột sống lưng vẫn là căn bệnh đáng sợ khi so về mức độ nguy hiểm cũng như tỉ lệ mắc phải.
- Gai cột sống lưng: Đây là tình trạng thường thấy ở những người trong độ tuổi trung niên hoặc cao hơn. Tác động của quá trình thoái hóa ở cột sống và các mỏm xương “mọc” ở 2 bên thân và bên ngoài của cột sống dẫn đến gai cột sống.
- Loãng xương: Thiếu hụt dưỡng chất trong đó chủ yếu là canxi sẽ dẫn đến thoái hóa xương khớp sớm cột sống không vững chắc.
+ Do các yếu tố khác
- Đến kỳ kinh nguyệt: có thể đau bụng dưới rốn kèm đau lưng chỉ là biểu hiện bình thường mỗi khi chị em đến “tháng”. Rụng trứng gây chảy máu hay tiết dịch và dẫn đến những cơn đau kéo dài từ vài ngày cho đến 1 tuần.
Do làm việc nặng nhọc: khuân đồ vật nhiều, bê vác, gồng gánh.
- Thói quen xấu: Tư thế sai khi sinh hoạt và làm việc như nằm ngủ sai tư thế, ngồi làm việc không khoa học, vận động thể dục thể thao quá sức.
- Ảnh hưởng do thời tiết: Khi thời tiết thay đổi đột ngột, có rất nhiều người bị đau lưng một phần do cấu tạo xương khớp của cơ thể, phần khác là do cơ địa của con người chưa thích nghi được nên thấy đau nhức toàn thân, đau ê buốt lưng.
- Lạm dụng chất kích thích: Thường xuyên dùng thuốc lá, cà phê, bia rượu và các chất kích thích khác có tác động xấu đến sức khỏe của cơ thể nói chung và cột sống nói riêng.
- Viêm đường tiêu hóa:
Do chế độ ăn uống thất thường, không khoa học, đặc biệt là do dùng quá nhiều thực phẩm chứa đường. Hoặc do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra.
Bệnh có các biểu hiện như: đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng bụng quanh rốn, kèm theo biểu hiện muốn đi vệ sinh, rối loạn đại tiện, buồn nôn, ói mửa, đổ nhiều mồ hôi…
- Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống. Hiện tượng này là do trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, chứa chất gây ngộ độc…
Biểu hiện cụ thể của bệnh đó là đau quanh rốn dữ dội, kèm triệu chứng buồn nôn, ói mửa. Người nóng, thân nhiệt cơ thể lên đến 40 độ C. Kèm theo tiêu chảy hoặc đi ngoài phân lỏng, kéo dài trên 2 ngày cùng và bị mất nước, khô miệng, chóng mặt, đầu óc quay cuồng…
2. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu đau lưng kèm với các biểu hiện sau thì người bệnh cần đặc biệt chú ý:
- Đau lưng phía trên kèm theo tức ngực. Kèm theo các triệu chứng như sốt nhẹ, ho kéo dài, sút cân kéo dài.
- Đau ở vùng lưng giữa.
- Đau giữa lưng, đặc biệt thấy xương sống có chỗ gồ lên.
- Đau bụng trên rốn và đau lưng
- Đau bụng kèm đau lưng buồn nôn
- Đau ở đoạn dưới và có cảm giác đau nhiều hơn sau khi mang vác nặng.
- Đau phần lưng dưới, thường là vào lúc nửa đêm. Các khớp trở nên đơ, cứng, kém linh hoạt và yếu dần đi.
- Đau nhức ở vùng lưng dưới. Khi nâng vật nặng hoặc khi vặn mình, cơn đau xuất hiện một cách đột ngột.
- Đau vùng thắt lưng kèm theo một bên đùi. Có cảm giác tê, yếu ở bàn chân.
Nếu lần lượt xuất hiện những triệu chứng này thì có thể là biểu hiện của một số bệnh: Lao, bệnh đau cột sống, bệnh vảy nến, dây thần kinh bị kẹt, bệnh loét dạ dày, bong gân giãn dây chằng, các bệnh thoái hóa: bệnh thoát vị đĩa đệm, gai cột sống hoặc gai đôi.
Nếu để lâu có thể dẫn tới những di chứng nguy hiểm như teo cơ, teo chân thậm chí là tàn phế suốt đời. Do đó, bạn cần phải kịp thời phát hiện để nhanh chóng có cách trị bệnh hiệu quả.
3. Phòng ngừa
Để đề phòng tình trạng này và hạn chế các bệnh lý liên quan, người bệnh cần lưu ý:
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học hợp lý, bổ sung đầy đủ dưỡng chất và thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa. Nên tránh những đồ cay nóng, đồ chiên xào, hạn chế rượu bia, cafe, thuốc lá…
- Sinh hoạt lành mạnh, tránh thức khuya, cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi và làm việc, giữ tinh thần thoải mái.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên như đi bộ, đạp xe, yoga, bơi lội,…
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ. Khi điều trị bệnh cần theo chỉ định của bác sĩ, dùng thuốc đúng liều và theo đơn thuốc.
>>> Xem thêm:
- Đau bụng quanh rốn và buồn nôn đe dọa tính mạng, cần nhập viện gấp!
- Thủ phạm gây đau bụng quanh rốn ở trẻ em, bạn cần biết
Tóm lại, đau bụng quanh rốn và đau lưng mặc dù phổ biến nhưng không phải là triệu chứng thông thường mà là nguyên nhân của nhiều loại bệnh gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hàng ngày. Người bệnh sẽ có nguy cơ cao phải đối mặt với những mối nguy hiểm như nguy cơ tổn thương cột sống, sụt lưng, liệt nửa người hoặc toàn thân.
Do đó, người bệnh không nên chủ quan với bất kỳ dấu hiệu đau bụng nào. Hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm cái nhìn đầy đủ về hiện tượng này và có kiến thức phòng chống bệnh tật, bảo vệ sức khỏe hiệu quả.