Nếu muốn cứu người thì nhiệt tình không vẫn chưa đủ, bạn phải có kiến thức cấp cứu nữa.
- Những sự thật bất ngờ và thú vị về những ngày đèn đỏ mà không phải chị em nào cũng biết
- Đừng tưởng cứ nằm xuống ngủ là xong, có nhiều tư thế ngủ mang lại lợi ích cho bạn nhiều hơn bạn nghĩ
Những biện pháp cấp cứu đối với người gặp nạn là kiến thức rất hữu ích mà ai cũng nên nắm rõ, nhưng chỉ cần thực hiện sai nguyên tắc, từ cứu người sẽ chuyển thành hại người chỉ trong tích tắc.
1. Khi bị thương chảy máu
- Việc đầu tiên phải làm không phải là cột ga rô mà là cầm máu, bằng cách ấn chặt động mạch nằm gần nhất với vết thương, rồi băng bó vết thương bằng băng khử trùng.
- Ga rô chỉ được áp dụng trong những trường hợp khẩn cấp, và cứ 1 giờ lại nới lỏng 10-15 phút, đồng thời ấn chặt vào động mạch.
2. Khi bị chảy máu cam
- Sai lầm trong trường hợp này là ngước cổ lên trời hoặc dùng bông nhét vào mũi.
- Cách cấp cứu tốt nhất là để cho bệnh nhân ngồi xuống, đầu hướng về phía trước và chúc mũi xuống để máu được thông. Người bệnh nên nhổ máu ra khỏi miệng để khỏi nôn mửa.
- Nếu sau 15 phút mà máu vẫn không ngừng chảy thì nên đưa đi bệnh viện.
3. Khi bị mất thân nhiệt
- Tuyệt đối không được ngâm bệnh nhân vào nước nóng, xoa dầu gió hay cho uống rượu để thân nhiệt tăng lên đột ngột.
- Bệnh nhân nên được đưa vào phòng kín, ấm áp, cơ thể được đắp kín và mặc quần áo khô ráo. Sau đó cho họ uống nước nóng hoặc húp cháo nóng để thân nhiệt từ từ trở lại mức bình thường.
4. Khi bị trụy tim
- Không được áp dụng cùng một cách cấp cứu cho người lớn và trẻ nhỏ.
- Với người trưởng thành, phương pháp cấp cứu được thực hiện bằng cả hai tay, với thiếu niên thì thực hiện bằng một tay, còn với trẻ sơ sinh thì chỉ thực hiện bằng 2 ngón tay.
5. Khi bị bỏng
- Nếu không muốn vết bỏng lan rộng và nặng hơn, đừng nên thoa kem đánh răng, dầu gió hay nước mắm vào vết bỏng.
- Việc cần làm ngay tức khắc là dội nước vào vết bỏng suốt 20 phút, sau đó dùng băng tiệt trùng băng bó và chườm đá lạnh lên trên rồi đưa đi bệnh viện.
6. Khi bị hóc, ngạt thở và ngất xỉu
- Nếu bệnh nhân đã ngất xỉu thì không thể thực hiện cấp cứu theo cách thông thường được.
- Đặt nạn nhân nằm ngửa trên sàn, sau đó ngồi trên hông họ, đặt hai tay lên sườn họ và đẩy mạnh cho đến khi nào vật thể mắc kẹt trong họng văng ra, bạn cho tay vào miệng họ móc ra.
7. Khi bị trật khớp
- Đừng bao giờ cố gắng nắn lại khớp cho nạn nhân vì như thế sẽ chỉ làm cho chấn thương nặng hơn và đau đớn hơn.
- Điều duy nhất chúng ta có thể làm là đừng để cho chỗ bị trật cử động nhiều bằng cách nẹp nó lại và cố định một chỗ. Nhớ đừng cột dây quá chặt để máu được lưu thông.
8. Khi bị ngộ độc
- Không được để bệnh nhân bị khát nước vì nước sẽ giúp làm sạch ruột rất tốt.
- Cho bệnh nhân uống thật nhiều nước, 10-20 cốc, và để họ nôn mọi thứ ra ngoài. Nếu không nôn được thì dùng 2 ngón tay đè vào cuống lưỡi để họ nôn. Tiếp tục thực hiện đến khi nào thấy nước nôn ra có màu trong.
9. Khi bị rắn cắn
- Không được bắt chước phim ảnh bằng cách ghé miệng vào vết cắn và hút nọc độc ra ngoài. Ga rô cũng không thể ngăn chặn nọc độc lây lan, thậm chí gây hoại tử.
- Đặt nạn nhân nằm xuống đất để nọc độc không lan rộng, đồng thời cố định phần tay chân bị cắn vào cơ thể. Nếu nạn nhân bất tỉnh thì cần hồi sức cấp cứu để họ tỉnh lại và đưa đi bệnh viện.
10. Khi bị đau bụng
- Nếu thấy đau bụng dữ dội mà uống thuốc giảm đau ngay, bạn sẽ không thể nhận ra chính xác triệu chứng của cơn đau, và như thế sẽ rất nguy hiểm nếu đó là đau ruột thừa, viêm loét dạ dày, hay tắc ruột…
- Khi bị đau bụng dữ dội thì không nên uống thuốc gì cả mà phải đi cấp cứu ngay.
Chính vì thế, việc biết được các bệnh lý thông thường và cách xử lý chúng chính xác là vô cùng cần thiết, vì những kiến thức đó có thể cứu được mạng sống trong lúc nguy kịch.