Theo báo cáo tổng hợp của tạp chí SHAPE, Hoa Kỳ phỏng vấn các chuyên gia đã đưa ra khuyến cáo 10 vật phẩm sau đây không được dùng chung với bất cứ ai, kể cả vợ chồng.
- 6 thực phẩm khiến trẻ dậy thì sớm, có một món hàng triệu trẻ em yêu thích ăn mỗi ngày
- 3 điều phải nhớ khi ăn rau muống nếu không muốn ký sinh trùng ăn gan, biến chứng tử vong
Theo báo cáo tổng hợp của tạp chí SHAPE Hoa Kỳ phỏng vấn các chuyên gia, nhắc nhở bạn rằng 10 vật phẩm sau đây tốt nhất không được dùng chung với người khác, ngay cả những người thân thiết nhất như vợ chồng.
1. Thuốc
Thuốc chữa bệnh mãn tính, tốt nhất là không nên chia sẻ cho nhau uống. Ví dụ, đối với thuốc cao huyết áp được chia nhiều làm nhiều loại. Tương tự, thuốc hạ huyết áp cũng rất đa dạng.
Nếu không được lựa chọn đúng, không những không thể duy trì được ổn định huyết áp, mà còn có thể làm tăng nguy cơ đột qụy, nhồi máu cơ tim, suy tim và các phát sinh các triệu trứng tim mạch nguy hiểm khác.
Thuốc uống dành cho trẻ em khác với người lớn, vì vậy không nên cho trẻ em uống thuốc của người lớn. Các cơ quan của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện, nhiều loại thuốc không thể trao đổi và đào thải ra ngoài bình thường được.
Hơn nữa thể trọng và hình dáng cơ thể bên ngoài của trẻ nhỏ hơn nhiều so với người lớn, nếu sử dụng không đúng cách, rất dễ dẫn tới ngộ độc thuốc, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Đối với trẻ em nên cố gắng lựa chọn loại thuốc chuyên dụng, nếu thực sự không có loại thuốc tương ứng, nên điều chỉnh theo hướng dẫn chỉ đạo sử dụng thuốc của bác sĩ, chứ không phải trực tiếp dùng chung thuốc dành cho người lớn, để tránh quá liều.
Kháng sinh có tác dụng và chống chỉ định khác nhau. Một số người nhạy cảm với penicillin, có người lại dị ứng dòng kháng sinh khác. Vì vậy tùy tiện sử dụng có thể xảy ra dị ứng, sốc phản vệ.
2. Bàn chải đánh răng
Dùng chung bàn chải đánh răng sẽ làm vi khuẩn trong khoang miệng tồn đọng ở lông của bàn chải lây nhiễm sang người khác.
Đặc biệt là khi lợi hoặc khoang miệng của người sử dụng bị thương, lông bàn chải rất dễ bị nhiễm máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
3. Dép
Y sĩ Vương Hiểu Minh, đứng đầu Bệnh viện Đại học Cát Lâm, đã tiến hành kiểm tra vi khuẩn trên năm vật dụng gia đình của 10 gia đình, bao gồm màn, điện thoại di động, bàn phím máy tính, điều khiển từ xa và dép.
Kết quả cho thấy rằng, dép có vi khuẩn ẩn nấp nhiều nhất, số lượng vi khuẩn trên 4 chiếc dép đi trong nhà vượt quá 200 con.
Chân đi giày trong một thời gian dài, dễ đổ mồ hôi. Nếu bạn không giặt sạch, phơi nắng, trong giày ẩm ướt trở thành nơi vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
Môi trường ấy dễ dẫn đến hôi chân, bệnh phù nề... Vì vậy việc mọi người dùng chung giầy, dép thực sự rất nguy hiểm.
4. Xà phòng
Nếu bạn nghĩ rằng, xà phòng được sử dụng để khử trùng, bạn có thể tùy tiện lấy dùng, thì bạn đã sai. Phần dưới của xà phòng thường dính nước, sẽ trở thành nơi sinh sôi của vi khuẩn.
Nghiên cứu cho thấy rằng vi khuẩn trên xà phòng có thể lây nhiễm chéo với những người dùng khác nhau.
Trung tâm kháng bệnh Hoa Kỳ khuyên bạn, nên giảm thiểu việc sử dụng xà phòng công cộng, thay vào đó là sử dụng dung dịch rửa tay riêng.
5. Mũ, lược
Theo ý kiến của trung tâm kháng bệnh Hoa Kỳ, mũ và lược đi vào tiếp xúc trực tiếp với đầu, dùng chung sẽ bị lây lan nấm.
Ngoài ra, đầu thường xuyên tiếp xúc với gối, ga trải giường và ghế sofa... nơi ẩn náu của một số côn trùng như bọ, mạt,... và vi khuẩn, một khi sử dụng chung mũ hoặc lược vi khuẩn rất dễ lây lan chéo.
6. Dụng cụ cắt móng
Khi cắt móng tay, nếu vô tình làm xước da, sử dụng chung dụng cụ móng tay các vi khuẩn rất có thể lây nhiễm thông qua máu, chẳng hạn như vi-rút viêm gan, vi khuẩn tròn màu vàng kim...
Đề nghị sau khi sử dụng các công cụ làm móng, tốt nhất là lấy cồn khử trùng.
7. Hộp đựng kính áp tròng
Hộp đựng kính áp tròng để lâu có thể là môi trường dễ dàng nhiễm khuẩn. Nó có thể gây viêm giác mạc, thậm chí còn có thể dẫn đến mù.
Đề nghị mọi người không được lưu giữ dung dịch làm sạch đã sử dụng trong hộp đựng kính áp tròng, nhất định sử dụng xong phải lập tức làm sạch, càng không được sử dụng chung với người khác.
Thông thường, dung dịch làm sạch kính áp tròng sẽ mất khả năng diệt vi khuẩn sau 8 tuần. Vì vậy cứ 2 tháng nên thay một chai dung dịch làm sạch mới và mỗi tuần dùng nước nóng rửa 1 lần.
8. Dao cạo râu
Dao cạo râu cực dễ gây trầy xước da, máu dễ nhiễm khuẩn, dùng chung rất dễ lây lan virut viêm gan B.
Thường vật phẩm rất dễ tiếp xúc với máu đều không nên dùng chung, chú ý đến khử trùng sau khi sử dụng.
9. Tai nghe
Sử dụng lâu dài tai nghe dễ bị nhiễm vi khuẩn, dùng chung tai nghe sẽ cho phép vi khuẩn lan truyền vào tai.
Có thể truyền nhiễm tụ cầu khuẩn trú ẩn trong ráy tai, gây viêm nhiễm, u nhọt, mụn mũ.
10. Hoa tai
Bạn gái thường thay đổi hoa tai và đeo đồ trang sức khác, nếu trong lỗ tai khô khi đeo bình thường không có vấn đề gì, nhưng nếu đâm vào lỗ tai bị chầy xước, máu nhiễm vi khuẩn.
Sau đó cho người khác mượn, hoa tai ấy sẽ dễ lây lan các loại vi khuẩn thông qua máu.
Vì vậy, sau khi tháo bông tai ra phải tẩy trùng thường xuyên để đảm bảo sạch sẽ.
Thói quen tốt, tránh xa các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn
Cuộc sống khắp mọi nơi đều có vi khuẩn, vi rút. Hệ miễn dịch tốt cho phép chúng ta tránh khỏi bị nhiễm khuẩn.
Tốt hơn ngay từ bây giờ để chú ý đến những thói quen sau đây, để thoát khỏi ‘tổ vi khuẩn’ trong cuộc sống, không cho hệ miễn dịch bị nhiễu loạn.
Siêng năng rửa tay, loại bỏ vi khuẩn
Tay không rửa thường xuyên, trên da, kẽ ngón tay, móng tay, có thể chứa hàng trăm hoặc thậm chí hàng trăm triệu vi khuẩn.
Khi rửa tay, ngâm tay bằng nước và chà xát bằng xà bông hoặc dung dịch rửa tay. Chà sạch bàn tay, mu bàn tay, khe ngón tay, ngón tay cái, và cổ tay trong thời gian ít nhất 20 giây.
Không xối rửa khi chà xát, mà sau đó mới rửa kỹ cả hai tay bằng nước.
Giữ gìn cơ thể luôn sạch sẽ
Có những vùng cơ thể ta ít khi để ý đến, lâu ngày không được vệ sinh sạch sẽ thành nguồn chứa vi trùng như: rốn, vùng sau tai, khuỷu tay, đầu gối.
Vùng rốn dùng đầu ngón tay xoa bóp tỉ mỉ, hoặc dùng miếng tăm bông để lau rửa. Thường xuyên làm sạch vùng sau tai, vùng mũi nên tẩy tế bào chết.
Vùng khuỷu tay, dùng bông tắm, kiên trì xoa bóp từ từ theo vòng tròn. Khi massage, cánh tay uốn cong . Với đầu gối, ta kì cọ khi ngồi xổm, để da căng ra rất dễ làm sạch.
Nội y không được giặt chung
Nếu người trong gia đình hoặc bản thân bị mắc bệnh ngoài da, móng tay dính bẩn.... giặt tất hoặc đồ lót chung trong một chậu sẽ rất mất vệ sinh, dễ lây bệnh. Do đó đồ lót nhất định phải giặt riêng.
Không lạm dụng thuốc
Việc sử dụng kháng sinh cần phải thận trọng, ho, sốt, nhức đầu và các triệu chứng khác, rất có khả năng không phải do vi khuẩn. Việc mù quáng, thường xuyên sử dụng kháng sinh sẽ dẫn đến những tác hại không mong muốn
Ít dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ
Trong trường hợp không đặc biệt, dùng nước rửa âm hộ là được, không cần thiết sử dụng dung dịch vệ sinh hay các thuốc khử trùng khác.
Ngoài ra, mặc đồ lót bông sợi, để đảm bảo rằng hàng ngày thay giặt cũng rất quan trọng.
Thường xuyên dùng nước nóng làm sạch vật dụng trên giường
Phillip Tirneau, chuyên gia sinh vật học và bệnh lý của học viện Đại học New York, Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng: ga trải gường dùng lâu, sẽ dính các vết bẩn.
Bạn sẽ không thể tưởng tượng được trên ga trải giường có rất nhiều vi khuẩn, bào tử nấm, phân, phấn hoa, các loại sợi, các loại tế bào chết từ cơ thể bài tiết ra.
Các chuyên gia khuyên, ga giường tốt nhất 1 tuần giặt 1 lần. Để đảm bảo lượng vi khuẩn, bụi bẩn không xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.
Nếu bạn sử dụng nước nóng 60 ℃ để giặt, thì rất tốt để loại bỏ nấm mốc.
Ra bên ngoài lưu ý những điều sau:
Khi ra bên ngoài, do những khu vực công cộng rất nhiều người dùng lại không chắc được làm vệ sinh sạch sẽ, vì vậy, tốt nhất nên hạn chế sử dụng
Chẳng hạn như không nên sử dụng bồn tắm của khách sạn, mặc quần áo ngủ dài, trước khi ngồi vào bồn cầu bạn nên dùng giấy vệ sinh lót đệm...
Khi tiếp xúc với vòi nước, tay nắm cửa, lan can xe buýt... nơi tập hợp rất nhiều vi khuẩn, ngay sau đó phải rửa tay.