Những người làm việc trong môi trường nhiều phóng xạ, hóa chất có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao nhất.
- Bác sĩ mắt đỏ hoe giải thích cho cô gái trẻ phát hiện mắc ung thư khi chưa kịp lập gia đình
- Lở loét, chảy mủ do đắp thuốc trị ung thư vú
1. Tiếp viên hàng không
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Environmental Health, các tiếp viên hàng không tiếp xúc với nhiều phóng xạ ion hóa hơn ở trên cao, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư vú, cổ tử cung, tuyến giáp, dạ dày, gan,… Cụ thể, tỷ lệ ung thư vú ở nữ tiếp viên hàng không cao hơn 50% so với phụ nữ không làm nghề này.
2. Phi công
Buồng lái máy bay nguy hiểm với da của con người tương tự như giường tắm nắng. Theo tạp chí y khoa JAMA Dermatology, phi công có nguy cơ ung thư da cao gấp người bình thường.
3. Thợ hàn
Kim loại được làm nóng tới nhiệt độ rất cao vô cùng nguy hiểm đối với những người làm nghề thợ hàn. Ngoài ra, khói và các chất phóng xạ sinh ra trong quá trình hàn cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi, thận và mặt cũng như các vấn đề sức khỏe khác.
4. Công việc văn phòng
Việc ngồi quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột và tử cung. Theo các nhà nghiên cứu Đức, cứ 2 giờ ngồi làm việc thêm thì nguy cơ mắc ung thư tăng khoảng 10%.
5. Thợ làm móng tay
Những người làm nghề sơn móng tay có nguy cao hấp thụ các hóa chất độc hại qua da cũng như qua đường hô hấp, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, hô hấp và sinh sản.
6. Nông dân
Những người làm nông nghiệp có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao hơn mức trung bình. Nguyên nhân là do họ bị nhiễm thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, chất thải từ máy cơ khí được sử dụng trong quá trình sản xuất. Các bệnh ung thư phổ biển bao gồm máu trắng, ung thư dạ dày, não, da,…
7. Lính cứu hỏa
Ung thư là nguyên nhân chính khiến lính cứu hỏa tử vong. Khi các vật liệu như ni lông hay hóa chất khác cháy, sinh ra chất độc và lính cứu hỏa có thể hấp thụ hay hít phải chúng.
8. Công nhân làm việc ca đêm
Phóng xạ và hóa chất độc hại không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra bệnh ung thư. Nhịp sinh học tự nhiên bị thay đổi do làm việc ca đêm cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.
9. Công nhân làm việc ca đêm
Phóng xạ và hóa chất độc hại không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra bệnh ung thư. Nhịp sinh học tự nhiên bị thay đổi do làm việc ca đêm cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.
10. Thợ lợp mái nhà
Những công nhân sử dụng nhựa đường nóng trên mái nhà và đường có nguy cơ mắc ung thư cao hơn người bình thường. Nguyên nhân là do họ tiếp xúc với hóa chất cũng như làm việc dưới trời nắng trong thời gian dài.
11. Thợ làm tóc
Trong khi việc nhuộm tóc và uốn tóc không gây hại quá nhiều cho khách hàng, chúng lại là mối nguy hiểm với sức khỏe của thợ làm tóc. Các hóa chất trong một số loại thuốc nhuộm tóc có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang.
12. Nhân viên phòng thí nghiệm
Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Cancer Research phát hiện rằng những phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh này, nếu họ làm việc trong phòng thí nghiệm.
13. Phi hành gia
Khi các phi hành gia rời khỏi bầu khí quyển được bảo vệ của Trái đất, họ phải đối mặt với phóng xạ ion hóa trong không gian. Điều này tương tự như môi trường làm việc các phi công và tiếp viên hàng không. Họ có nguy cơ cao mắc ung thư, thoái hóa xương khớp và vấn đề về thần kinh trung ương.
14. Công nhân sản xuất cao su
Những người làm việc trong các nhà máy sản xuất đồ cao su có nguy cơ mắc bệnh ung thư bàng quang, dạ dày, máu và bạch huyết. Bởi vì môi trường chứa các chất sinh ung thư như benzen, formaldehyde và a mi ăng.
15. Công nhân nhà máy nhựa
Sản phầm từ nhựa được sử dụng rộng rãi trên khắp thế trong nhiều thập kỷ qua, nhưng những người làm việc trong ngành sản xuất đồ nhựa có nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư gan, thận, phổi và máu trắng. Bởi vì họ dễ bị nhiễm catmi, vinyl clorua, thạch tín và các chất độc khác.
16. Công nhân nhà máy nhôm
Những người làm việc trong nhà máy sản xuất nhôm dễ bị nhiễm hydrocarbon, hợp chất crom, nickel, kim loại nặng và từ trường cao. Các chất này làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
17. Công nhân xây dựng
Các công nhân xây dựng đối mặt với nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi và da, do họ phải thường xuyên làm việc trong môi trường nhiều bụi và thời tiết khắc nghiệt.
18. Thợ sửa ô tô
Thợ sửa chữa ô tô cũng đối mặt với nguy cơ mắc ung thư tương tự như các công nhân xây dựng. Họ dễ bị nhiễm thạch tín, a mi ăng, benzen cũng như tetrachloroethylene. Ngoài ra, khí thải từ động cơ ô tô cũng gây hại rất lớn đối với sức khỏe.
19. Công nhân giặt là
Hóa chất tetrachloroethylene cũn được sử dụng trong giặt khô, nên công nhân trong ngành này có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn người bình thường.
20. Người hộ tang
Theo các nghiên cứu hoa học, người làm nghề hộ tang có nguy cơ mắc bệnh máu trắng cao, bởi vì họ thường xuyên tiếp xúc với chất formaldehyde được sử dụng để bảo quản các thi thể.