Các nghiên cứu cho thấy nhịn ăn là một trong những phương pháp hữu hiệu không những cho cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp trường thọ.
- Mang thai ngoài ý muốn ở trẻ vị thành niên: 6 điều dễ phá hỏng tương lai bé gái
- “Rước bệnh” vì thói quen để bàn chải đánh răng trong phòng tắm
Ăn ít có thể kéo dài tuổi thọ
Trên thực tế đã có nhiều nghiên cứu về việc ăn ít có thể kéo dài tuổi thọ.
Năm 1935, một thí nghiệm trên động vật cho thấy sau khi giảm lượng thức ăn của chuột từ 30% đến 50%, tuổi thọ của chúng sẽ dài hơn và thời gian khởi phát các bệnh lão hóa sẽ muộn hơn.
Vào những năm 1980, Viện Lão hóa Quốc gia (NIA) và Đại học Wisconsin đã tiến hành hai nghiên cứu dài hạn độc lập trên khỉ rhesus. Họ phát hiện ra rằng những con khỉ giảm lượng thức ăn hàng ngày xuống 30% có tuổi thọ tối đa là 43 năm, (vượt quá tuổi thọ trung bình của nhóm khỉ này là 20 tuổi), và sau tuổi 30, chúng không có dấu hiệu lão hóa về ngoại hình và hành vi.
Vào tháng 5/2023, một nghiên cứu quan trọng đã được công bố trong tạp chí Science, đề xuất rằng duy trì cảm giác đói có thể kéo dài tuổi thọ.
Trong quá trình thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã tạo ra cơn đói ở ruồi giấm một cách nhân tạo bằng cách cho chúng nhịn ăn trong thời gian dài, sau đó cho chúng ăn bữa ăn đầu tiên, với hai nhóm thức ăn chứa lượng axit amin BCAA thấp và cao.
So sánh giữa hai nhóm, nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, do cảm giác đói nên nếu ruồi ăn thức ăn chứa lượng BCAA thấp trong suốt cuộc đời, tuổi thọ của chúng sẽ kéo dài đáng kể so với đồng loại ăn thức ăn chứa lượng BCAA cao.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng cơ chế kéo dài cơn đói này cũng có thể tồn tại ở các loài khác, nhưng liệu nó có thể áp dụng được cho con người hay không thì cần phải nghiên cứu thêm.
Ăn mỗi ngày 1 bữa hay 3 bữa có thể kéo dài tuổi thọ?
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí CELL đã tiến hành can thiệp vào chế độ ăn uống trên 292 con chuột đực và cuối cùng phát hiện ra rằng, dựa trên việc tiêu thụ cùng một lượng calo, những con chuột chỉ ăn một bữa mỗi ngày sống lâu hơn những con chuột ăn chế độ bình thường, kéo dài tuổi thọ thêm 11%.
Nếu chuột chỉ tiêu thụ 70% lượng calo của chế độ ăn bình thường và vẫn duy trì tần suất ăn một lần mỗi ngày, chúng không những có thể giảm cân, ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2 mà còn kéo dài tuổi thọ trung bình thêm 28%.
Vì sao chỉ ăn mỗi ngày 1 bữa có thể kéo dài tuổi thọ? Điều này có thể liên quan đến quá trình “tự thực” của tế bào, tức tế bào có thể “tự ăn” chính mình.
Autophagy là quá trình tự làm sạch của cơ thể, vận chuyển các protein và bào quan bị hư hỏng, biến tính hoặc già đi đến lysosome để phân hủy. Điều này giúp giảm gánh nặng không cần thiết cho cơ thể và bảo vệ khỏi các mối đe dọa nhiễm trùng, ung thư và các bệnh thoái hóa thần kinh.
Nhịn ăn ngắn hạn giúp thúc đẩy quá trình tự thực bào của tế bào và đổi mới trạng thái của cơ thể. Mô hình ăn uống một bữa một ngày có thể cung cấp cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng, đồng thời kích thích quá trình tự thực để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và bệnh tật.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nhịn đói lâu dài có thể gây tác dụng ngược, ức chế quá trình tự thực bào, dẫn đến tích tụ tế bào lão hóa và lãng phí năng lượng. Ngoài ra, việc kiêng ăn nhẹ cũng có thể giúp chúng ta tiến gần hơn đến mục tiêu sống lâu bằng cách tăng sự bài tiết của hormone tăng trưởng, tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ tiểu đường, huyết áp cao,…
Một nghiên cứu được công bố trong tạp chí dinh dưỡng có thể giúp chúng ta tìm câu trả lời.
Nghiên cứu đã phân tích và so sánh tần suất và khoảng cách giữa các bữa ăn, tình huống tử vong và thông tin cơ bản của 24.011 người tham gia, kết luận rằng:
Những người chỉ ăn 1 bữa mỗi ngày có tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân tăng 30%, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch tăng 83% so với những người ăn 3 bữa mỗi ngày.
Những người tham gia ăn hai bữa một ngày có tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân tăng 7% và tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch tăng 10%.
Ăn nhiều hơn ba bữa một ngày sẽ không làm thay đổi đáng kể tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân và bệnh tim mạch (p>0,05).
Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy bỏ bữa sáng có thể làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch lên 40%; bỏ bữa trưa và bữa tối có thể làm tăng nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân lần lượt là 12% và 16%.
Dựa trên kết quả trên, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của ba bữa ăn mỗi ngày để duy trì sức khỏe. Dù là bữa sáng, bữa trưa hay bữa tối thì mỗi bữa ăn đều rất quan trọng và chúng ta nên sắp xếp bữa ăn hợp lý để duy trì sức khỏe tốt và tâm trạng vui vẻ.
Điều gì sẽ xảy ra nếu ăn quá nhiều trong thời gian dài?
Ăn quá nhiều trong thời gian dài có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, bao gồm nhưng không giới hạn ở bệnh béo phì, huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường, bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ, các vấn đề về khớp và thậm chí có thể làm tăng nguy cơ ung thư,…
Mỗi bữa nên “ăn 8 phần no” là tốt nhất
“Ăn 8 phần no” có nghĩa là bạn đã ăn đủ nhưng không cảm thấy bị đầy bụng hoặc khó chịu. Ngoài ra, có ba chi tiết nhỏ mà chúng ta nên lưu ý trong chế độ ăn uống hàng ngày để giúp kiểm soát cân nặng.
Trước hết, hãy cố gắng ăn đúng giờ giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định và ngăn ngừa tình trạng ăn quá nhiều do đói. Thời gian đều đặn cũng giúp duy trì nhịp độ trao đổi chất bình thường của bạn.
Nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và nước, loại thực phẩm này dễ khiến bạn cảm thấy no và giảm lượng thức ăn nạp vào, đồng thời có thể cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết.
Tốt nhất nên hình thành thói quen nhai chậm trong khi ăn, giúp chúng ta thưởng thức hương vị món ăn tốt hơn, đồng thời gửi tín hiệu no đến não, từ đó kiểm soát được tốc độ và lượng thức ăn ăn vào.