Nhiệt miệng mãi không khỏi, đi khám phải cắt 1/2 lưỡi: Cách phân biệt ung thư và nhiệt miệng

Sống khỏe 15/08/2018 05:00

Đầu lưỡi bị lở loét, phản ứng đầu tiên của rất nhiều người đều cho rằng đó là do nhiệt gây nên và một nữ giáo viên ở tỉnh Giang Tây (Trung Quốc) cũng cho rằng tình trạng của mình là nhiệt miệng. Tuy nhiên, sau khi đi khám bác sĩ kết luận cô bị ung thư, tại sao vậy?

Nữ giáo viên bị ung thư và phải cắt bỏ một nửa lưỡi

Hai tháng trước, cô Vương xuất hiện tình trạng viêm lưỡi, do công việc giảng dạy áp lực khá nhiều, nên cô Vương không mấy quan tâm. Cô chỉ nghĩ rằng đó là do nhiệt miệng, nên chỉ uống thuốc mà không đi khám. Không ngờ, vết loét ở lưỡi không những không được cải thiện, mà càng ngày càng lan rộng. Thậm chí còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc giảng dạy và cuộc sống hàng ngày của cô Vương.

Nhiệt miệng mãi không khỏi, đi khám phải cắt 1/2 lưỡi: Cách phân biệt ung thư và nhiệt miệng - Ảnh 1

Cô Vương bị nhiệt miệng sau 2 tháng không khỏi, đi khám bác sĩ kết luận bị ung thư lưỡi. (Ảnh minh họa)

Cô Vương thấy tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng nên hết sức lo lắng, quyết định đến Quảng Châu và tìm đến Giáo sư Phan Triêu Bân ở Răng hàm mặt của Bệnh viện Tôn Dật Tiên thuộc Đại học Trung Sơn. Với nhiều năm kinh nghiệm lâm sàng, giáo sư Phan Triêu Bân hoài nghi 2 bên lưỡi của cô Vương đều có khối u. Sau khi kiểm tra sinh thiết chứng thực cô Vương bị ung thư lưỡi.

Nhiệt miệng mãi không khỏi, đi khám phải cắt 1/2 lưỡi: Cách phân biệt ung thư và nhiệt miệng - Ảnh 2

Cô Vương bắt buộc phải cắt một nửa lưỡi (Ảnh minh họa)

Sau đó khi chẩn đoán chính xác bệnh, giáo sư Phan cung cấp phương án điều trị cho cô Vương: khối u ở lưỡi phía bên phải rất nhỏ, có thể mở rông cục bộ cắt bỏ và sau đó khâu lại là được. Tuy nhiên khối u ở bên trái tương đối lớn nên phải cắt bỏ một nửa lưỡi, đồng thời các bác sĩ sử dụng cơ đùi của cô Vương cấy vào, tái tạo lưỡi.

Bác sĩ cảnh báo vết lở loét ở miệng sớm cần được điều trị kịp thời

Bác sĩ Phan cho biết: “Mặc dù ca phẫu thuật vô cùng thành công và cô Vương vẫn có thể tiếp tục đi dạy, nhưng việc cô Vương bị loét trong 2 tháng không lành vẫn không đi khám nên đã để lỡ cơ hội điều trị tốt nhất, cuối cùng phải cắt bỏ một nửa lưỡi. Nếu chẩn đoán muộn một chút nữa, rất có thể cô Vương phải cắt bỏ toàn bộ lưỡi”.

Nhiệt miệng mãi không khỏi, đi khám phải cắt 1/2 lưỡi: Cách phân biệt ung thư và nhiệt miệng - Ảnh 3

Bác sĩ cảnh báo, cô Vương để tình trạng bệnh lâu hơn nữa, rất có thể phải cắt hết toàn bộ lưỡi

Giáo sư Phan cảnh báo, một khi vết loét miệng trải qua 2 tuần không lành miệng, thì không phải là do nhiệt, không được tự uống thuốc hạ nhiệt, nên lập tức đến Bệnh viện chuyên khoa Răng hàm mặt để được chuẩn đoán, tránh trì hoãn tình trạng bệnh.

Bệnh ung thư lưỡi chiếm vị trí đầu tiên trong ung thư miệng

Theo các tài liệu mới nhất, ung thư miệng đã xếp hạng thứ mười với tỷ lệ mắc các khối u ác tính trong cơ thể, và thậm chí đứng thứ chín ở nam giới. Đặc biệt ung thư lưỡi là một trong những bệnh phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ đứng đầu của ung thư miệng. Bệnh ung thư lưỡi thường xảy ra ở một bên, và ung thư lưỡi ở 2 bên như bà Vương là cực kỳ hiếm, nó có thể liên quan đến biến đổi đột ngột.

Phân biệt nhiệt miệng thông thường với khối u lưỡi

Nhiệt miệng mãi không khỏi, đi khám phải cắt 1/2 lưỡi: Cách phân biệt ung thư và nhiệt miệng - Ảnh 4

Nhiệt miệng sau 2 tuần không khỏi cần phải đến bệnh viện khám để được điều trị

Giáo sư Phan nhấn mạnh: Để tránh rơi vào tình trạng nhầm lẫn giữa ung thư lưỡi và nhiệt miệng, các bạn hãy chú ý kỹ đến sự khác nhau giữa hai bệnh này để có thể phát hiện và xử lý kịp thời:

- Nhiệt miệng: Sưng nóng, xuất hiện các vết áp xe nông ở dưới môi, lưỡi hoặc góc miệng. Khi chúng chuyển trắng và đỡ đau thì bệnh bắt đầu giảm.

- Ung thư lưỡi: Sưng nóng, lở loét khoang miệng kéo dài. Các vết áp xe xuất hiện không tự lành được. Sút cân, biếng ăn, sốt cao. Ngứa và đau lưỡi, chảy máu lưỡi, có khối u ở vùng lười hoặc khó khăn khi nhai nói.

Ngoài ra, Giáo sư Phan Triêu Bân cũng kiến nghị, để ngăn ngừa ung thư lưỡi, mọi người nên tránh nhai dầu, hút thuốc và những thói quen xấu khác. Đồng thời cũng nên phát triển thói quen vệ sinh răng miệng tốt, ngoài ra nên ăn ít các loại thực phẩm nóng, thực phẩm giàu calo, và thức ăn mặn. Nâng cao sức khỏe răng miệng như thường xuyên đi khám nha khoa.

Đột nhiên sợ thịt, đi khám biết ung thư: 2 dấu hiệu đừng chủ quan kẻo hối hận

Người phụ nữ đột nhiên không thích ăn thịt, chỉ cần nhìn đã buồn nôn. Không ngờ đi khám bác sĩ lại nhận kết quả đau lòng.

TIN MỚI NHẤT