Sau khi ăn hết đĩa bánh báo trong tủ, cô Vương ở Trung Quốc bắt đầu nôn ói, đau bụng, tiêu chảy nghiêm trọng.
- 5 sai lầm trong nấu nướng, bảo quản thực phẩm, ăn uống mà bạn cần thay đổi ngay vì sẽ gây hại nhiều hơn
- Người yếu thận nên chăm ăn những loại thực phẩm này để giúp thận luôn khỏe mạnh
Người phụ nữ phải vào viện cấp cứu sau khi ăn bánh bao
Một vài ngày trước, cô Vương ở Trường Sa, Trung Quốc sau khi ăn hết đĩa bánh bao để trong tủ lạnh, đột nhiên xuất hiện tình trạng nôn ói, đau bụng, tiêu chảy nghiêm trọng. Khi mới bắt đầu, cô Vương còn cho rằng, chỉ cần nghỉ ngơi một chút sẽ không có vấn đề gì.
Tuy nhiên đến buổi chiều tình trạng ngày càng nghiêm trọng, cơ thể đã xuất hiện triệu chứng hư thoát (hạ đường huyết do mất máu, mất nước), cơ thể ngã khụy, lúc này gia đình vội vàng đưa cô Vương đến Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện nhân dân thứ 2 tỉnh Hồ Nam.
Bác sĩ Lê Tuệ Quyên tại Khoa Tiêu hóa của bệnh viện đã tiếp nhận điều trị cho cô Vương, bác sĩ đã sắp xếp cho cô Vương đi siêu âm B, làm xét nghiệm máu và nước tiểu. Sau khi có kết quả, bác sĩ kết luận cô Vương bị hội chứng sốc độc.
Tình trạng bệnh rất nguy hiểm, bác sĩ nhanh chóng tiến hành chống sốc, khống chế nhiễm trùng và ra sức điều trị. Sau một tuần tình trạng bệnh của cô Vương đã được khống chế một cách hiệu quả, cơ thể đã thoát khỏi nguy hiểm.
Bác sĩ Lê Tuệ Quyên giải thích, cô Vương đã ăn hết một đĩa bánh bao đã bị nhiễm khuẩn Escherichia coli và staphylococcus trong quá trình bảo quản trong tủ lạnh. Từ đó dẫn đến bị ngộ độc thực phẩm, chính là một loại sốc nhiễm độc.
Sốc nhiễm độc là gì?
Sốc nhiễm độc là chỉ các loại vi sinh vật gây bệnh và sau khi độc tố xâm nhập vào cơ thể con người dẫn đến hệ thống tuần hoàn của toàn cơ thể và vi tuần hoàn bị rối loạn, dẫn đến lưu lượng máu bất thừng, tổ chức tưới máu không đủ, thiếu máu thiếu khí, gây rối loạn chức năng cơ quan nội tạng và chuyển hóa tế bào, dẫn đến hội chứng suy tuần hoàn.
Ngộ độc thực phẩm thường gây buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy và sốt, trong trường hợp nặng, gan, thận và các cơ quan khác có thể bị suy kiệt, dẫn đến các phản ứng nghiêm trọng như sốc. Trong quá trình sản xuất, vận chuyển và bảo quản thực phẩm, các vấn đề xảy ra ở một phần nào đó, rất dễ bị ô nhiễm bởi vi khuẩn. Sau khi cơ thể con người ăn vào, nó sẽ gây ngộ độc thực phẩm.
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Bác sĩ Lê Tuệ Quyên giải thích, con người trong xã hội ngày nay luôn bận rộn với công việc, 3 bữa ăn trong một ngày đếu rất nhanh. Các thực phẩm đông lạnh ở siêu thị được bày la liệt, rất nhiều người mua về và dự trữ trong tủ lạnh.
Vì vậy, chúng ta phải có một số kiến thức nhất định về phòng ngừa. Chúng ta phải hiểu rõ ràng trước khi ăn cần phải xem xét kỹ lưỡng, những thực phẩm đã hết hạn, biến chất, bị ô nhiễm không thể ăn. Chọn phương pháp nấu ăn đúng cách, các thực phẩm phải được nấu chín, tăng cường ý thức phòng ngừa và tránh ngộ độc thực phẩm.
Các loại thực phẩm trong tủ lạnh phải để riêng tránh nhiễm khuẩn chéo
Với những loại thức ăn chưa sử dụng ngay, bạn nên bảo quản trong tủ lạnh. Lưu ý khi cho thực phẩm vào tủ lạnh, nên bọc kín thức ăn, vừa có tác dụng hạn chế mùi thức ăn trong tủ lạnh, vừa giúp bảo quản thực phẩm lâu hơn. Thực phẩm để trong tủ lạnh cần để riêng thức ăn sống và chín, tránh để nhiễm khuẩn chéo, thức ăn nấu chín không nên để quá hai tiếng.
Bác sĩ nhắc nhở, quá trình phát độc rất nhanh, do đó sau khi ăn các thực phẩm thấy có những dấu hiệu buồn nôn, ói mửa, đau bụng, tiêu chảy và sốt, thì cần đến bệnh viện kịp thời. Việc điều trị càng sớm, khả năng hồi phục càng cao.