Người phụ nữ cách đây 3 năm phát hiện sỏi thận, nhưng thường chủ quan không điều trị, cộng thêm thói quen xấu dẫn đến hậu quả pahỉ cắt bỏ một bên thận.
- Ăn nửa cân măng cụt bệnh nhân suy thận nhập viện vì ngưng tim: Bác sĩ cảnh báo gì?
- 3 thưc phẩm khoái khẩu của người Việt nhưng rất dễ gây suy thận
Cô Lý, 28 tuổi, sống ở Hậu Hồ, Vũ Hán (Trung Quốc), bình thường không thích uống nước, có khi một ngày một cốc nước trắng cô cũng không uống.
Cách đây 3 năm, khi cô Lý đi kiểm tra thể chất phát hiện bên thận trái có sỏi, nhưng khi đó sỏi vẫn còn tương đối nhỏ, bình thường cũng không đau không ngứa, do đó cô Lý cũng không quan tâm quá nhiều. Đến tháng 2 năm nay, cô Lý sinh một bé gái, trong thời kỳ cho con bú, cô Lý luôn cảm thấy đau phần eo lưng, vì cho rằng nguyên nhân đau là do thường xuyên ngồi bế cho em bé bú, chỉ cần nghỉ ngơi vài ngày sẽ khỏi.
Gần đây, cơn đau lưng của cô Lý ngày càng trở nên trầm trọng hơn, khi nằm cho em bé bú cơn đau khiến cô không chịu đựng nổi, lúc này cô mới đến Bệnh viện trung tâm thành phố Vũ Hán để khám. Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện có một viên sỏi kích thước 2cm ở đầu dưới niệu quản thận trái. Loại sỏi tắc nghẽn này gây ra chứng ứ nước nghiêm trọng ở thận trái, so với thận bình thường nó to hơn gấp 2 lần, chức năng thận đã hoàn toàn suy yếu.
Bác sĩ Thư Bác, trưởng Khoa tiết niệu đề nhị cô Lý phẫu thuật cắt bỏ thận trái càng sớm càng tốt, bởi vì thận đã bị hoại tử, không những không thể hoạt động bình thường mà còn có khả năng biến đổi ác tính. Các chuyên gia Khoa Tiết niệu đã dùng phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu nội soi khoang bụng, chỉ chưa đầy 2 tiếng, đã hoàn thành cẳt bỏ thành công thận trái, đồng thời lấy hết sỏi ra ngoài.
Bác sĩ cho biết, đối với sỏi thận mà nói, sỏi không đau so với sỏi đau càng đáng sợ, bởi rất dễ khiến bệnh nhân hiểu lầm rằng, tình trạng sỏi đã tốt lên và bỏ lỡ thời gian điều trị, từ đó làm nặng thêm tình trạng bệnh, nghiêm trọng hơn dẫn đến chức năng thận bị suy yếu hoàn toàn. Ngoài ra, thời gian dài sỏi thận kích thích có thể dẫn đến chứng viêm mãn tính, thậm chí gây ung thư thận.
Thói quen lười uống nước là thủ phạm
Bác sĩ cho biết, thói quen không thích uống nước của cô Lý là thủ phạm chính khiến cô bị sỏi thận. Sỏi thận phát triển khi nước tiểu có chứa nhiều chất hình thành các tinh thể như axít uric, calcium và một hợp chất muối gọi là oxalate.
Từ trước đến nay, những người có nguy cơ bị sỏi thận thường được khuyên là uống thật nhiều nước, việc này giúp pha loãng các chất có thể dẫn đến sỏi thận. Giảm lượng muối cũng có thể giúp bởi vì quá nhiều hàm lượng soidum có thể làm tăng hàm lượng canxi trong nước tiểu.
Quá trình tạo ra nước tiểu vô cùng phức tạp và có sự tham gia của rất nhiều yếu tố hóa, lý, thần kinh. Khi nước tiểu được tạo ra, chúng hòa tan các chất độc và rửa sạch những chất cặn bã trên đường đi. Vì một số lý do nào đó, số lượng nước không đủ hay bị sự ứ trệ trên đường đi, những chất cần thải loại sẽ lắng lại và tích tụ theo thời gian và tạo thành hiện tượng sỏi.
Chính vì vậy hành động lười uống nước cũng đươc xem là một nguyên nhân chính gây nên bệnh sỏi thận, việc uống ít nước sẽ khiến hệ tiết niệu ít việc, lượng nước tiểu sẽ đọng lại, trở nên đậm đặc, các chất lưu cữ sẽ tăng lên, như thế dễ hình thành nên tình trạng sỏi đường tiết niệu và sỏi thận.
Các chuyên gia khuyên rằng nếu phát hiện đau ở vùng thắt lưng, đi tiểu ra máu lặp đi lặp lại cần phải đến bệnh viện để kiểm tra. Đối với bệnh nhân bị sỏi, cần chú ý uống nhiều nước, tập thể dục nhiều hơn, ăn ít protein động vật và hạn chế ăn nhiều chất béo.