Người dễ mắc bệnh ung thư và cơ quan nội tạng suy yếu thường có 5 điểm chung này

Sống khỏe 16/10/2020 11:34

Ngoài yếu tố gia đình thì những người sở hữu thói quen tai hại sau vào ban đêm cũng có thể đối mặt với bệnh ung thư, kiểm tra xem bạn có không!

Chúng ta đã được học và đọc rất nhiều về các triệu chứng của ung thư nhưng bạn có biết rằng ung thư ở giai đoạn đầu thường hiếm khi có triệu chứng, ví dụ ung thư phổi giai đoạn đầu không có ho, ung thư gan giai đoạn đầu thì không gây đau. Chỉ đến khi ung thư đã di căn, tiến triển đến giai đoạn cuối thì các dấu hiệu mới bộc lộ rõ ràng.

Theo Tiến sĩ Rushir Choksi, bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Trung tâm Ung thư UPMC Hillman ở Pittsburgh, Mỹ: Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tụy, ung thư ruột kết... là nhóm có nguy cơ mắc ung thư cao vì vậy nên đi tầm soát ung thư thường xuyên.

Ngoài những nhóm người có yếu tố gia đình trên thì những đối tượng dưới đây cũng được bác sĩ cảnh báo có nguy cơ mắc ung thư cao.

1. Thường xuyên thức khuya

Theo các chuyên gia, nếu sau 11 giờ đêm mà bạn vẫn chưa đi ngủ sẽ khiến cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, giảm khả năng miễn dịch. Trong khi đó, hệ thống miễn dịch chính là rào cản tự nhiên của cơ thể chống lại bệnh ung thư.

Người dễ mắc bệnh ung thư và cơ quan nội tạng suy yếu thường có 5 điểm chung này - Ảnh 1

Nếu sau 11 giờ đêm mà bạn vẫn chưa đi ngủ thì sẽ khiến cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, giảm khả năng miễn dịch.

Bạn nên hiểu rằng: Hầu hết tất cả chúng ta đều chứa các tế bào ung thư trong cơ thể. Để duy trì sự sống, cơ thể sẽ sản sinh khoảng 10 tỷ tế bào mỗi ngày và trong những tế bào mới này đôi khi sẽ xảy ra "lỗi" trong quá trình phân chia và sao chép.

Hệ miễn dịch chính là "vũ khí" để tiêu diệt những tế bào "lỗi", nhưng khi hệ miễn dịch suy yếu do thức khuya thì khả năng ngừa ung thư sẽ bị hạn chế. Một số nghiên cứu còn cho rằng, thức khuya sẽ thúc đẩy khả năng gây ra ung thư gan, ung thư vú, ung thư ruột kết... 

2. Hút thuốc lá trước khi ngủ

Những người dễ mắc bệnh ung thư thường có thói quen hút thuốc lá vào ban đêm vì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Đồng thời, hút thuốc lá trong thời điểm này cũng sẽ làm trì hoãn cơn buồn ngủ của bạn và gây tổn thương tim mạch, dẫn đến ung thư.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC, hút thuốc lá gây hại cho hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể và dẫn đến cả bệnh tật và tàn tật. Hiện nay, có hơn 16 triệu người Mỹ đang phải sống chung với căn bệnh do thói quen hút thuốc gây ra, trong đó có ung thư như phổi, miệng, họng, máu, bàng quang, thực quản và tuyến tụy...

3. Uống rượu ban đêm

Những người mắc bệnh ung thư thường uống rượu vào ban đêm và thường xuyên sử dụng rượu. Ngay từ năm 1988, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã khẳng định rượu là một trong những chất gây ung thư hàng đầu. Một bài báo đăng trên tạp chí Nature cho thấy acetaldehyde, một chất chuyển hóa trung gian của rượu có thể gây ra đột biến DNA. Rượu được chứng minh có thể gây ung thư gan, miệng, cổ họng, ruột kết, dạ dày, tuyến tụy và ung thư vú...

4. Thích ăn đêm

Người dễ mắc bệnh ung thư và cơ quan nội tạng suy yếu thường có 5 điểm chung này - Ảnh 2

Những người bị ung thư thường không thể kiểm soát được cơ thể về đêm, thường xuyên ăn khuya, đặc biệt là đồ cay, đồ nóng. Tuy nhiên thói quen này có thể dẫn đến tình trạng béo phì, gây ra huyết áp cao, bệnh tim, tiểu đường và đột quỵ .

Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, những người béo phì có nguy cơ mắc nhiều loại ung thư khác nhau bao gồm ung thư vú (đối với phụ nữ sau mãn kinh), ruột kết, trực tràng, thực quản, thận, tuyến tụy, túi mật và nội mạc tử cung...

Các nhà nghiên cứu từ Viện Y tế Toàn cầu Barcelona (ISGlobal) tại Tây Ban Nha cho biết: Những người thường xuyên ăn sau 9 giờ tối và đi ngủ ngay sau khi ăn tối có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn 25% so với những người không có thói quen này. Cũng tương tự như việc làm ca đêm, ăn khuya cũng có thể gây rối loạn đồng hồ sinh học, rối loạn hormone và làm ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng.

5. Lười vệ sinh răng miệng trước khi ngủ

Người dễ mắc bệnh ung thư và cơ quan nội tạng suy yếu thường có 5 điểm chung này - Ảnh 3

Theo trung tâm nha khoa lớn ở Mỹ tên là Delta Dental, chỉ có 4/10 người Mỹ dùng chỉ nha khoa hàng ngày và 20% không bao giờ xỉa răng.

Thực tế, dùng chỉ nha khoa và xỉa rằng là thói quen tốt không chỉ tốt cho răng và nướu của bạn mà còn có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Theo Tạp chí Hiệp hội nha chu Ấn Độ, có bằng chứng cho thấy tình trạng viêm mãn tính và nhiễm trùng liên quan đến viêm nha chu có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư, bao gồm cả ung thư miệng.

Một nghiên cứu khác được công bố trên trang web của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy rằng nam giới có tiền sử bệnh nha chu có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến tụy.

3 thói quen khiến người trẻ dễ mắc ung thư vú

Lee không ngờ mình được chẩn đoán mắc ung thư vú giai đoạn 2 khi tuổi còn quá trẻ chỉ vì 3 thói quen xấu người trẻ nào cũng dễ mắc phải.

TIN MỚI NHẤT