Bác sĩ cảnh báo bất cứ ai cảm thấy đau bất thường ở những bộ phận này trên cơ thể thì cần hết sức chú ý, vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim.
- Động kinh có liên quan đến tăng đường huyết?
- Khám rụng tóc, trai trẻ tá hỏa phát hiện mắc giang mai từ tình một đêm
Ngày 12/6, tờ Sohu (Trung Quốc) đưa tin về trường hợp của ông Lưu, sống tại tỉnh Quảng Đông vừa qua đời chỉ sau 1 tuần bị đau vai.
Trước khi mất, ông Lưu cảm thấy đau vai trái, sau đó ông nghĩ mình bị thoái hóa đốt sống cổ nên đã đến một tiệm mát xa gần nhà vài lần nhưng dấu hiệu không được cải thiện.
Không ngờ một tuần sau cơn đau vai xuất hiện dồn dập khiến ông ngất xỉu khi đang làm việc. Đồng nghiệp đã đưa ông đến bệnh viện cấp cứu, nhưng dù cố gắng hết sức nhưng ông đã qua đời sau đó.
Theo bác sĩ cấp cứu, cái chết đột ngột của ông Lưu có liên quan đến nhồi máu cơ tim.
Vì sao đau vai lại là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim? Lý do là bởi tim nằm ở phía bên trái lồng ngực. Khi tim bị tổn thương, cơn đau sẽ lan sang các bộ phận khác trên cơ thể. Thông thường, cơn đau vai do nhồi máu cơ tim sẽ xuất hiện ở bên trái, phù hợp với vị trí của tim.
Thống kê cho thấy trong số những người cao tuổi đến bệnh viện vì đau vai, chỉ có 20% đau vai là do bệnh xương khớp. 80% đau vai có thể là do các bệnh khác.
Cơn đau do nhồi máu cơ tim hầu hết cố định tại một vị trí, ngoài ra cơn đau sẽ kéo dài hơn 15 phút và không thuyên giảm khi được nghỉ ngơi.
Đau 5 bộ phận này rất dễ do nhồi máu cơ tim gây ra
Giáo sư Huo Yong (bác sĩ trưởng khoa Tim mạch tại Bệnh viện số 1 Đại học Bắc Kinh) cho biết: Nhồi máu cơ tim cấp (AMI) là tình trạng một hoặc nhiều nhánh động mạch vành bị tắc nghẽn, gây thiếu máu cơ tim đột ngột và hoại tử vùng cơ tim bị thiếu máu.
Bác sĩ cảnh báo bất cứ ai cảm thấy đau bất thường ở những bộ phận này trên cơ thể thì cần hết sức chú ý, vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim.
1. Đau răng
Khi máu cung cấp không đủ oxy cho cơ tim vì động mạch đến tim bị thu hẹp có thể gây ra một cơn đau lan tỏa đến bên trái của hàm. Người có tiền sử bệnh tim nên thận trọng sau khi bị đau răng đột ngột, đặc biệt nếu họ có sức khỏe răng miệng tốt, vì đó là dấu hiệu của một cơn đau tim.
2. Đau đầu
Khi xảy ra nhồi máu cơ tim, các yếu tố gây viêm khiến các mạch máu nhỏ khắp cơ thể co thắt, nhất là các mạch máu trong não. Đặc biệt, một số bệnh nhân bị tăng huyết áp quá mức, do đó dẫn đến đau đầu bất thường.
3. Đau lưng
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhồi máu cơ tim cấp tính ở phụ nữ thường có biểu hiện đau lan tỏa, đau lưng, buồn nôn và nôn, nhìn chung không gây đau ngực hoặc đổ mồ hôi nhiều.
4. Đau bụng trên
Hoại tử cơ tim sẽ kích thích dây thần kinh phế vị làm giảm lượng máu cung cấp cho tim, khiến đường tiêu hóa bị thiếu máu. Các triệu chứng bao gồm đau bụng bất thường, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Những triệu chứng này có thể dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về đường tiêu hóa.
5. Đau ngực
Khi bị nhồi máu cơ tim, bệnh nhân thường có dấu hiệu đau ngực ở khu vực giữa xương ức và kéo dài trong một vài phút. Cơn đau có thể xuất hiện rồi hết đi và lại đau lại.
Cơn đau làm cho chúng ta cảm thấy như có gì ép lên ngực, đau như dao đâm hoặc cảm thấy nghẹt thở. Cơn đau cũng có thể xuất hiện ở các vị trí khác như ở sau lưng, trên cổ, trên hàm hoặc vùng dưới dạ dày.
Một số triệu chứng khác cũng có thể đi kèm như khó thở, lạnh toát mồ hôi, nôn hoặc đau đầu nhẹ.